ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-12-23 13:13:25

Phụ nữ với mô hình “3 biết”

Báo Cà Mau Mô hình “3 biết” (biết mặt, biết hoàn cảnh, biết nhu cầu của hội viên) được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các huyện, TP Cà Mau triển khai thực hiện từ nhiều năm qua. Từ mô hình, các cấp hội đã tích cực khai thác các nguồn lực, tạo thêm điều kiện để hội viên, phụ nữ thực hiện các mô hình sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua nhiều năm đồng hành cùng phong trào phụ nữ, mô hình đã giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững.

Bài 1: Sát hoàn cảnh, giúp đúng lúc

Thực hiện phương châm hoạt động là hướng về cơ sở, sâu sát cơ sở, mô hình "3 biết" và "3 biết, 2 hỗ trợ" (hỗ trợ kiến thức, hỗ trợ vốn) được các cấp Hội LHPN trong tỉnh triển khai, thực hiện, vừa đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, vừa góp phần làm tươi mới phong trào thi đua của phụ nữ các cấp.

“Mô hình nhằm nắm sát hoàn cảnh hội viên, từ đó giúp chị em thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, hỗ trợ hội viên trong điều kiện cho phép. Theo đó, có sự ưu tiên hỗ trợ đối với những hoàn cảnh hội viên khó khăn nhưng có điều kiện vươn lên để làm cơ sở nhân rộng mô hình", chị Nguyễn Kiều Lam, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện U Minh, cho biết.

Ði từng ngõ, nắm rõ từng nhà

Là chi hội trưởng điển hình trong công tác vận động hội viên tham gia sinh hoạt hội, chị Ðào Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, cho biết: “Ngoài tạo không gian vui chơi lành mạnh, chi hội còn tạo điều kiện cho chị em có điều kiện trao đổi kinh nghiệm sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, cũng như cách làm hay, hiệu quả trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình”.

Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, hội luôn chú trọng nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tiêu chí lao động, thu nhập. Tại các buổi sinh hoạt hội viên định kỳ, các cấp hội quan tâm động viên chị em, tổ chức cho chị em làm ăn thành đạt nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm về những nỗ lực vượt khó từng trải qua để hội viên, phụ nữ có thêm động lực vươn lên làm kinh tế, có thu nhập. Song song đó, hội thường xuyên nắm tâm tư, nhu cầu của hội viên, phụ nữ, hoàn cảnh gia đình, những điều chị em cần hỗ trợ... nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các cấp hội để tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ.

Tất cả hội viên phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh đều tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế.

Chị Nguyễn Thị Ý Nhi, hội viên Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, chia sẻ: “Cán bộ lãnh đạo phụ nữ cấp trên gần gũi, gắn bó với hội viên. Các chị luôn lắng nghe và có hướng giúp đỡ tận tình, thiết thực. Nhờ đó, nhiều chị em hội viên có mô hình sản xuất, mua bán nhỏ phù hợp với từng hoàn cảnh".

Ðể đảm bảo quyền lợi của chị em khi tham gia vào hội, chị Muội chia thành 4 tổ góp vốn, mỗi tổ 30 thành viên để chị em hùn vốn giúp đỡ nhau những lúc khó khăn.

Chị Lê Thị Lam, Tổ trưởng Tổ 2, cho biết: “Mỗi chị hùn 300 ngàn đồng/tháng, rồi bắt thăm xoay vòng. Từ đồng vốn đó, các chị mua heo nuôi, có chị mua cá sấu giống, làm vốn để nấu rượu lấy hèm nuôi heo, xây nhà tiêu hợp vệ sinh, mua bảo hiểm y tế cho gia đình... Ðặc biệt, 100% chị em đều mua bảo hiểm y tế cho cả gia đình, phòng lúc ốm đau, bệnh tật”.

Tham gia hoạt động hội, tổ các chị em được nhận vốn xoay vòng để phát triển kinh tế gia đình.

Ðể phát triển vững mạnh và bền vững hơn, các cấp hội của huyện U Minh còn xây dựng nhiều mô hình hay và ý nghĩa, như mô hình 10 trong 1, nghĩa là 10 hộ khá giúp đỡ 1 hộ nghèo; hay mô hình nuôi heo giúp hộ nghèo... Bằng cách làm này đã giúp công tác giảm nghèo trong hội viên đạt hiệu quả thiết thực.

Lồng ghép hiệu quả

Tại TP Cà Mau, sau gần 10 năm thực hiện mô hình "3 biết, 2 hỗ trợ", Hội LHPN TP Cà Mau đã tận dụng được nguồn vốn nội lực của phụ nữ, kết hợp với các nguồn vốn khởi nghiệp, vốn giảm nghèo... để hỗ trợ hội viên, phụ nữ. Theo đó, năm 2023, Hội LHPN TP Cà Mau giải ngân vốn "3 biết, 2 hỗ trợ", vốn khởi nghiệp, dự án "Vì quê hương" và vốn do Tập đoàn Vàng bạc, đá quý DOJI (Hà Nội) tài trợ với tổng số tiền 260 triệu đồng, trong đó vốn "3 biết, 2 hỗ trợ" hơn 90 triệu đồng cho 67 hội viên vay làm vốn trồng màu, chăn nuôi, mua bán nhỏ.

Hội LHPN TP Cà Mau trao vốn hỗ trợ hội viên  từ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”.

Chị Võ Bích Thuỷ, Phó chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau, cho biết: "Nguồn vốn "3 biết, 2 hỗ trợ" được huy động nội lực của hội viên. Trong đó, 100% cán bộ hội chuyên trách từ xã, phường đến thành phố gương mẫu tiết kiệm ít nhất 1/2 ngày lương/năm để đóng góp; hội viên còn lại đóng góp 5 ngàn đồng/người/năm. Ðến nay, tổng nguồn vốn trên 300 triệu đồng. Bình quân mỗi hội viên được hỗ trợ vốn từ 2-5 triệu đồng, trong thời gian từ 2-3 năm, để trồng màu, chăn nuôi, mua bán nhỏ. Ðiều đáng phấn khởi là hầu hết hội viên đều trả nợ đúng hạn, phát huy hiệu quả nguồn vốn".

Ðiển hình như chị Nguyễn Thị Ðang, là hội viên Chi hội Phụ nữ Khóm 10, Phường 6, TP Cà Mau. Gia đình có 4 khẩu, 2 lao động chính, hoàn cảnh kinh tế gia đình tuy khó khăn nhưng chí thú làm ăn. Khi được Hội LHPN Phường 6 xét hỗ trợ vốn "3 biết, 2 hỗ trợ" số tiền 2 triệu đồng, chị Ðang bán xôi, bánh khọt..., trừ chi phí, mỗi tháng lãi trên 3 triệu đồng, từ đó cuộc sống của chị dần ổn định hơn.

Chị Ðang chia sẻ: "Thật ra số vốn 2 triệu đồng không lớn, nhưng điều quan trọng chính là niềm tin lớn lao của các chị đã gửi gắm, nên tôi phải cố gắng sử dụng đồng vốn thật hiệu quả để đáp lại sự tin tưởng ấy".

Chị Võ Bích Thuỷ cho biết thêm: "Nguồn vốn "3 biết, 2 hỗ trợ" được Hội LHPN thành phố vận động nội lực từ năm 2014-2016. Từ năm 2017 đến nay, chúng tôi không tiếp tục vận động đóng góp, mà chỉ thu lãi nhập vốn để luân phiên hỗ trợ hội viên. Cùng với các nguồn vốn của chương trình, dự án khác, nguồn vốn "3 biết, 2 hỗ trợ" đã góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo trong hội viên, phụ nữ. Ðặc biệt, ý nghĩa hơn của mô hình là tạo sự gắn kết, gần gũi, sâu sát giữa cán bộ hội các cấp với hội viên cơ sở"./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

Bài cuối: Giúp hội viên thoát nghèo bền vững

 

Chuyện dài quyết toán, tất toán dự án, công trình

Theo Ðiều 35, Nghị định số 10/2021/NÐ-CP, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.

Phụ nữ với mô hình “3 biết” - Bài cuối: Giúp hội viên thoát nghèo bền vững

Mô hình "3 biết", "3 biết, 2 hỗ trợ" đã và đang khẳng định tính hiệu quả, thúc đẩy công tác hội và phong trào thi đua của phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh không ngừng phát triển. Mô hình được ví như điểm nhấn đẹp trong rất nhiều mô hình và phong trào thi đua, do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phát động và tổ chức thực hiện thời gian qua.

Phụ nữ với mô hình “3 biết”

Mô hình “3 biết” (biết mặt, biết hoàn cảnh, biết nhu cầu của hội viên) được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các huyện, TP Cà Mau triển khai thực hiện từ nhiều năm qua. Từ mô hình, các cấp hội đã tích cực khai thác các nguồn lực, tạo thêm điều kiện để hội viên, phụ nữ thực hiện các mô hình sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua nhiều năm đồng hành cùng phong trào phụ nữ, mô hình đã giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài cuối: Giải quyết vấn đề cấp bách

Làm gì để nông dân hưởng lợi là câu hỏi có lẽ phải cần rất nhiều thời gian, công sức và cả nguồn lực để có được câu trả lời. Bên cạnh những tính toán vĩ mô, tầm nhìn dài hạn, trước mắt cần nhất các giải pháp cấp bách để giảm chi phí, giúp người dân duy trì và tái sản xuất, quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 2: Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Thành phần kinh tế tập thể (KTTT), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực KTTT Cà Mau là tích cực, song thực tế, nông dân khi tham gia vào KTTT vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến lợi nhuận không ổn định, thiếu bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn

Kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp là trụ cột quan trọng của kinh tế tỉnh Cà Mau, khi chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh. Lợi thế, tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau là nổi trội, trong đó có những ngành hàng chủ lực chiến lược như tôm, lúa, cua... Dù đã đạt nhiều kết quả toàn diện, quan trọng, song thực tế, vấn đề căn cơ nhất là cải thiện lợi nhuận cho nông dân, chủ thể sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở “tầng dưới” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, thụ động, dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng của ÐBSCL. Do đó, hoàn toàn có cơ sở cho việc nhìn nhận tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 2: Tạo sự khác biệt

Cà Mau với nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với đời sống thuần nông đã góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù.