ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 23:50:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ xã Khánh Hưng: Giảm nghèo từ đa canh

Báo Cà Mau Trong những năm qua, để phát triển kinh tế gia đình, chị em phụ nữ xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời xây dựng nhiều mô hình sản xuất đa dạng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trồng lúa, hoa màu, đậu xanh, các chị còn nuôi cá bổi thương phẩm, nuôi ếch, nuôi lươn trong bể xi-măng, nuôi heo an toàn sinh học.

Trong những năm qua, để phát triển kinh tế gia đình, chị em phụ nữ xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời xây dựng nhiều mô hình sản xuất đa dạng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trồng lúa, hoa màu, đậu xanh, các chị còn nuôi cá bổi thương phẩm, nuôi ếch, nuôi lươn trong bể xi-măng, nuôi heo an toàn sinh học.

Sau khi tham quan mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH) ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, năm 2009, chị Việt Ngọc Sương, hội viên phụ nữ ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng mạnh dạn đầu tư mấy chục triệu đồng để xây chuồng trại nuôi heo. Ban đầu chị mua 2 con heo giống ở tỉnh Long An, với số tiền 7 triệu đồng về gây giống. Sau thời gian nuôi hiệu quả, chị dần dần phát triển đàn heo. Hiện nay, gia đình chị phát triển với quy mô 8 chuồng nuôi, trong chuồng có 7 con heo nái, 15 con heo tơ và 14 con heo con. Năm qua, gia đình chị Sương bán heo con, heo thịt được trên 170 triệu đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

Mô hình nuôi ếch của gia đình chị Nguyễn Thị Vẹn, ở ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng.

Chị Sương cho biết, việc nuôi heo ATSH đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cách nuôi heo thường. Ðiều quan trọng là phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật: con giống sạch bệnh, tiêm ngừa bệnh từ heo mẹ đến heo con; cho ăn đúng liều lượng, sát trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên; người nuôi phải mặc áo, mang giày bảo hộ lao động... Nuôi đúng cách, heo sẽ mau lớn, không bệnh, được thương lái thu mua với giá cao. Gia đình chị Sương hiện đang chuẩn bị xây thêm chuồng để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Gia đình chị Nguyễn Thị Vẹn, cùng ấp Kinh Hãng B, lại có mô hình “mẫu” từ nuôi cá bổi. 3 năm trước gia đình chị chỉ biết sinh sống bằng nghề trồng lúa. Thấy độc canh cây lúa không thể giúp kinh tế gia đình phát triển, chị Vẹn tìm tòi, học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả trên sách báo, đài. Nhận thấy việc nuôi cá bổi thương phẩm phù hợp với gia đình nên chị mạnh dạn đầu tư vốn đào 4 ao nuôi cá bổi, với diện tích khoảng 2.500 m2 mặt nước. Chị thả giống với mật độ 20 con/m2, sau khoảng 6 tháng nuôi chị thu hoạch được 2,5 tấn cá, lợi nhuận trên 40 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, khi thấy việc nuôi ếch cũng dễ thực hiện, chi phí thấp, năm 2013 chị mua 200 con ếch giống về nuôi. Ðến nay, gia đình chị có tới 500 cặp ếch bố mẹ và 1.000 con ếch thịt. Từ việc nuôi ếch đem lại thu nhập cho gia đình chị mỗi năm vài chục triệu đồng. Hiện nay, chị Vẹn còn mạnh dạn nuôi thử nghiệm cá bống tượng.

Chị Vẹn chia sẻ: “Nhờ áp dụng nuôi đa con mà hiện nay đời sống gia đình tôi khá ổn định. Thu nhập cũng được cải thiện hơn so với trước. Con cái được học hành đàng hoàng”.

“Thông qua các mô hình sản xuất, đời sống kinh tế gia đình của chị em phụ nữ ở xã ngày càng được nâng cao, mức sống ngày càng được phát triển. Ðiều mà Hội LHPN xã rất phấn khởi, vui mừng là tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đều giảm qua từng năm. Nếu như cuối năm 2010, số phụ nữ nghèo trên toàn xã là 613 hộ thì đầu năm 2014 có 58 hộ thoát nghèo. Nhiều gia đình chị em kinh tế thuộc loại khá, giàu ở địa phương, có thu nhập trên 150 triệu đồng/năm”, bà Trương Thanh Bình, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, vui mừng cho biết./.

Bài và ảnh: Ngọc Minh

Liên kết hữu ích

Vành đai xanh thành phố

(CMO) Việc triển khai thực hiện Ðề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP theo hướng nông nghiệp đô thị bước đầu mang lại hiệu quả.

Cán bộ giúp dân giảm nghèo

(CMO) Tác động của thời tiết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 không nhỏ đến tình hình kinh tế của bà con, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nhưng công tác giảm nghèo đạt thành quả nhất định. Đến nay, việc bình xét công nhận hộ nghèo thực hiện công tâm, khách quan, không chạy theo thành tích. Mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ được phân công hỗ trợ, giúp đỡ ấp, khóm có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, góp phần làm thay đổi ý thức, tư duy cho hộ nghèo.

Phú Mỹ thực hiện cao điểm xây dựng nông thôn mới

Năm 2016, xã Phú Mỹ là một trong các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Tân và tỉnh Cà Mau. Ðể giúp xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, đầu năm 2016, huyện Phú Tân phân công cán bộ chủ chốt một số ngành, đoàn thể huyện trực tiếp xuống địa bàn giúp xã và cùng vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng đất Thới Bình vào vụ hè thu

Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Xây dựng TP Cà Mau trở thành đô thị xanh

Nằm trong tiến trình xây dựng và chỉnh trang đô thị, thời gian qua, công tác trồng và bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP Cà Mau đang được đặc biệt quan tâm.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở rất quan trọng, vì thế trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, đảm bảo thống nhất sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên làm nòng cốt để vận động Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nở rộ những mùa hoa dâng Bác

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần lớn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đều nhận thức được những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác. Sau học tập, mỗi cá nhân có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, nâng cao ý thức, đáp ứng tốt yêu cầu lao động, sản xuất và công tác. Qua học tập, có 4.120 đảng viên, gần 79.300 lượt đoàn viên, hội viên và Nhân dân đăng ký “làm theo”.

Thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới

Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích, tình nguyện. Chính vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để cùng với huyện thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia này.

Khánh Hải: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng qua hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã dần thay đổi. Ðây là động lực để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hải tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Khánh Hải về đích trong xây dựng nông thôn mới", Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Huỳnh Mạnh Chiến cho biết.

Năm Căn thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ

Ðể phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Năm Căn, đặc biệt là khu trung tâm huyện, hiện nay, huyện Năm Căn tiếp tục mời gọi đầu tư vào chợ Năm Căn.