ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:39:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm sẽ thành công

Báo Cà Mau Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Ông Võ Văn Láng sinh năm 1949, ở xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, từng tham gia du kích ấp, rồi Công an huyện Trần Văn Thời. Năm 1983, ông Láng rời quân ngũ, trở về cuộc sống đời thường với muôn vàn khó khăn. Ðến năm 1991, ông Láng quyết định đưa cả gia đình đến vùng đất mới, Ấp 9, xã Khánh An lập nghiệp cho đến nay.

Ông Láng nhớ lại: “Hồi mới về đây, cuộc sống rất khó khăn, ngay chỗ tôi ở có một con đập, tàu xuồng qua lại nhiều nên vợ chồng tôi dành dụm ít vốn mở quán ăn, làm các loại bánh bán kiếm sống qua ngày. Sau này được Lâm trường cấp 1,5 ha đất để sản xuất, có đất trong tay, tôi như cá gặp nước, mừng vui khôn xiết, dù lúc này đất nông nghiệp sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Bằng ý chí và quyết tâm của bộ đội Cụ Hồ, tôi tích cực cải tạo, biến vùng đất khó ngày nào thành vùng đất màu mỡ, từ đó việc sản xuất của gia đình ngày càng thuận lợi hơn”.

Mô hình nuôi tôm, cua kết hợp mỗi năm mang về cho gia đình ông Võ Văn Láng hàng trăm triệu đồng.

Mô hình nuôi tôm, cua kết hợp mỗi năm mang về cho gia đình ông Võ Văn Láng hàng trăm triệu đồng.

Không chỉ cần cù, chịu thương chịu khó, ông Láng còn vừa làm vừa tiết kiệm, tích luỹ vốn triển khai nhiều mô hình chăn nuôi trên vùng đất mới, lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian nuôi trồng thử nghiệm, đến nay, ông Láng đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp nuôi tôm - cua - cá kết hợp trồng lúa, cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Láng phấn khởi: “Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm, cua và trồng lúa đến nay, mỗi năm tôi có thu nhập từ 150-200 triệu đồng”.

Ngoài ra, ông Láng còn có nguồn thu nhập khá từ mô hình nuôi cá tra, cá tai tượng và cá bống tượng, trung bình mỗi năm thu từ 50-70 triệu đồng. Hiện ông Láng còn 2 ngàn con cá tra, trọng lượng mỗi con từ 1-1,5 kg và 1 ngàn con cá tai tượng, trọng lượng mỗi con từ 1-2 kg, ước thu từ 70-100 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Láng tận dụng diện tích đất trống quanh nhà xây hầm dèo tôm giống để bán trong ấp, từ mô hình này mang về cho gia đình ông Láng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

Nhờ chịu khó phát triển kinh tế gia đình và biết tích góp, chi tiêu tiết kiệm nên ông Láng không chỉ xây dựng nhà cửa khang trang mà còn sang thêm được 1,5 ha đất nông nghiệp để sản xuất. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, ông Láng còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn hội viên CCB thực hiện mô hình kinh tế; tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào CCB gương mẫu, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Mô hình dèo cua mang về cho gia đình ông Võ Văn Láng nguồn thu nhập khá hằng tháng.

Mô hình dèo cua mang về cho gia đình ông Võ Văn Láng nguồn thu nhập khá hằng tháng.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội CCB xã Khánh An, nhận xét: “CCB Võ Văn Láng là một trong những hội viên năng động, sáng tạo, tích cực trong phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ vậy, đồng chí còn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, nhất là chung tay xây dựng nông thôn mới. Ðặc biệt, đồng chí Láng khuyên dạy con cháu rất tốt, hiện 2 đứa cháu nội ở chung đều đã học đại học”.

Biến đất khó ngày nào thành vùng đất màu mỡ để phát triển mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng, ông Võ Văn Láng xứng đáng là tấm gương sáng trong phong trào CCB làm kinh tế giỏi để các hội viên khác học tập, noi theo./.

 

Trần Thể

 

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.