ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 21-2-25 17:18:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rèn kỹ năng quảng bá sản phẩm

Báo Cà Mau Tại Cà Mau, sau hơn 4 năm thực hiện, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã lan toả mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là các hộ sản xuất tại khu vực nông thôn. Ðến nay, tỉnh đã công nhận 166 sản phẩm OCOP, trong đó có 137 sản phẩm đạt 3 sao, 29 sản phẩm đạt 4 sao. Ðây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực của các chủ thể OCOP, trong đó có nhiều phụ nữ tham gia.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, cho biết, đến nay, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ 51 sản phẩm OCOP do phụ nữ làm chủ đạt hạng 3 sao và 4 sao. Riêng trong năm 2024, Hội đã hỗ trợ công nhận 13 sản phẩm OCOP 3 sao của 10 chủ thể nữ, đồng thời nâng hạng 3 sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao và 2 sản phẩm OCOP 4 sao lên 5 sao.

Sự kiện truyền thông "Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2024, được tổ chức vào cuối năm qua tại huyện Thới Bình, tạo sân chơi ý nghĩa để quảng bá sản phẩm OCOP.

Sự kiện truyền thông "Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2024, được tổ chức vào cuối năm qua tại huyện Thới Bình, tạo sân chơi ý nghĩa để quảng bá sản phẩm OCOP.

Riêng với huyện Thới Bình, Hội LHPN huyện đã đăng ký triển khai 15 sản phẩm tiêu biểu nhằm hỗ trợ phụ nữ và các chủ thể tham gia sản xuất sản phẩm OCOP. "Ðến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện đã có 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó 1 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 6 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ hội LHPN các xã, thị trấn trên địa bàn triển khai thực hiện các sản phẩm tiêu biểu mà Hội đã lựa chọn, nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP”, bà Nguyễn Việt Biên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thới Bình, chia sẻ.

Bà Võ Thị Trang Nhã, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, cho biết: “Xã có nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP, góp phần đa dạng hoá ngành hàng thực phẩm. Trong đó, hộ kinh doanh chả cá phi Thuỳ Linh, ấp Quyền Thiện, sẽ thu mua nguyên liệu để sản xuất chả cá và phân phối đến tay người tiêu dùng; sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh qua hình thức bán hàng Online, quảng bá sản phẩm OCOP đến nhiều khách hàng hơn. Ðồng thời, thương hiệu đang hướng đến việc nâng cấp từ OCOP 3 sao lên 4 sao, nhằm đảm bảo chất lượng cao hơn và mở rộng thị trường trên các nền tảng thương mại điện tử”.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc quảng bá sản phẩm địa phương đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Một trong những phương thức hiệu quả để quảng bá sản phẩm chính là tổ chức các hội thi nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể OCOP, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp giao lưu, học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Sự kiện truyền thông "Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2024, được tổ chức vào cuối năm qua tại huyện Thới Bình, chính là một mô hình tiêu biểu, giúp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đồng thời tạo sân chơi ý nghĩa để quảng bá sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Thông qua sự kiện, các đội không chỉ giới thiệu về chất lượng, quy trình sản xuất mà còn trình bày các chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường. Ðiều này giúp hội viên phụ nữ nâng cao kỹ năng giao tiếp, tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu để quảng bá sản phẩm.

Thông qua sự kiện, các đội không chỉ giới thiệu về chất lượng, quy trình sản xuất mà còn trình bày các chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường. Ðiều này giúp hội viên phụ nữ nâng cao kỹ năng giao tiếp, tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu để quảng bá sản phẩm.

Ðây không chỉ là sân chơi bổ ích giúp hội viên, phụ nữ giao lưu, học hỏi mà còn là cơ hội để các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của địa phương được quảng bá rộng rãi hơn. Hội thi cung cấp kiến thức hữu ích cho hội viên phụ nữ, người dân và các chủ thể sản xuất về quy trình sản xuất sản phẩm OCOP đạt chuẩn chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; nâng cao kỹ năng quảng bá, phát triển sản phẩm của địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế bền vững.

“Hội LHPN tỉnh mong muốn chị em chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển ý tưởng, sáng tạo ra các mô hình, sản phẩm tiêu biểu hơn trong thời gian tới; rèn luyện kỹ năng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhằm khai thác, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa và lực lượng lao động phụ nữ, nhất là ở khu vực nông thôn, đồng thời đóng góp vào thực hiện mục tiêu bình đẳng giới”, bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý chia sẻ./.

 

Hoàng Vũ

 

Tăng thu nhập nhờ trồng màu mùa khô

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập; từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động trồng được gần 80 ha hoa màu các loại. Nhiều hộ tuy ít đất nhưng vẫn tích cực thực hiện, thu nhập mỗi năm từ 30-100 triệu đồng.

Lúa sinh thái, lúa hữu cơ - Hướng đi dài cho nông nghiệp xanh

Những năm gần đây, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được nhiều hợp tác xã (HTX), nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai và nhân rộng, góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo dòng sản phẩm sạch, hiệu quả cao.

Cựu chiến binh nuôi cá kèo hiệu quả

Thời gian qua, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các cấp Hội Cựu chiến binh huyện Trần Văn Thời đã thực hiện nhiều mô hình hiệu quả. Ðiển hình là mô hình nuôi cá kèo thương phẩm của ông Nguyễn Ðăng Khoa (Tám Khoa) ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An.

Khá lên từ nghề may thảm

Từ những cuộn vải tồn kho không bán hết, mảnh vải vụn tưởng chừng như đã bỏ đi nhưng chị Vũ Phương Thuỳ, 36 tuổi, Ấp 14, xã Khánh Hoà đã tận dụng làm nguyên liệu và thành lập tổ sản xuất để làm nên những tấm thảm lau chân với nhiều mẫu mã bắt mắt.

Nông dân 4.0

Mạng Internet đang là công cụ đắc lực của nông dân trong sản xuất cũng như phát triển bán hàng. Những nông dân 4.0 không chỉ sản xuất hàng hoá mà còn là người bán hàng giỏi, chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, hạn chế thấp nhất tình trạng bị thương lái ép giá.

Tự hào nông sản xã Lý Văn Lâm

Với vị ngon riêng biệt, dưa hấu Lý Văn Lâm và sản phẩm gạo sạch Ông Muộn ngày càng được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Ðể thương hiệu được vươn xa, xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hướng đến thị trường phát triển bền vững.

Cải thiện thu nhập từ nghề đan lục bình

Là xã vùng ven của TP Cà Mau, kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nên thời gian nhàn rỗi của hội viên phụ nữ xã khá nhiều. Ðể giúp chị em giải quyết thời gian nhàn rỗi, có thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ðịnh Bình liên kết hỗ trợ chị em thực hiện mô hình đan lục bình gia công.

Tăng thu nhập nhờ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Với mục đích liên kết để tiêu thụ sản phẩm cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển đã thành lập Tổ hợp tác (THT) Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi. Qua một năm hoạt động, THT đã hoạt động hiệu quả.

Cục Thuế tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình áp dụng hoá đơn điện tử

Đó là nhấn mạnh của ông Châu Vĩnh Thuận, Cục trưởng Cục Thuế tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu năm 2025, do Cục Thuế tổ chức chiều 14/2.

Rèn kỹ năng quảng bá sản phẩm

Tại Cà Mau, sau hơn 4 năm thực hiện, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã lan toả mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là các hộ sản xuất tại khu vực nông thôn. Ðến nay, tỉnh đã công nhận 166 sản phẩm OCOP, trong đó có 137 sản phẩm đạt 3 sao, 29 sản phẩm đạt 4 sao. Ðây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực của các chủ thể OCOP, trong đó có nhiều phụ nữ tham gia.