ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 21:52:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống “chạy” ở Đội 12

Báo Cà Mau (CMO) Bám trụ hơn 20 năm, nhiều hộ dân trong 32 hộ ở Đội 12, Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời phải đứng nhìn nhà mình trôi dần xuống biển. Đa phần họ không đủ điều kiện để xây dựng lại căn nhà mới, đành đánh liều bám trụ lại phần đất sóng gió này.

“Sống trong lo sợ đâu chỉ có người dân, chúng tôi cũng nơm nớp lo theo. Có hôm đang nằm ngủ, điện thoại reo, đầu đây bên kia báo có nhà bị sạt lở, chỉ kịp bật dậy, chạy ra xem thì cả căn nhà đã chìm xuống biển. Vậy đó, của cải chẳng bao nhiêu nhưng đó là những gì mà người dân xứ biển này dành dụm, chắt chiu bao nhiêu năm mới có được. Chớp mắt đã không còn gì cả”, ông Phan Văn Bảy, Trưởng Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, nói như than.

Lực bất tòng... túi tiền

Nằm phía Bắc cửa biển Sông Đốc, nơi đây là khu vực xung yếu thường xảy ra sạt lở do sóng biển và thuỷ triều. Nhiều lần chính quyền địa phương vận động di dời, thế nhưng do đa phần dân cư ở đây không có đất và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chưa thực hiện được. 

Ông Nguyễn Công Lập lui cui đóng lại vách nhà. Đôi chân thụt sâu dưới đất nhão nhoẹt vì nền mới đắp chưa khô. Thấy nhà có khách, ông Lập dừng tay rồi buông lời giải thích: “Năm rồi nhà tôi lở hết phân nửa nên giờ nó vẹo hẳn một bên, phải chạy đi ở nhờ nhà một người bạn. Mới đây, người dân trong xóm họp bàn đóng cừ dừa đổ đất, kè lại bờ, sẵn đó tôi cũng kè chắn lại phần đất của mình, hết 8 triệu rưỡi tiền cừ dừa, tiền đổ đất. Tôi đi vay mượn bà con, anh em để làm, chứ đi làm mướn tiền bạc không có bao nhiêu, sửa được cái nền thôi, còn căn nhà xiêu vẹo thì gia cố lại để tránh nắng, tránh mưa”.

Hàng cừ dừa xơ xác, trại mộc của gia đình chị Trần Mỹ Phương không còn dấu tích.Ảnh: Khánh Phương     

Không chỉ ông Lập, nhiều hộ dân tại đây đã kè đất theo phương pháp này. Nhưng hơn trăm mét bờ kè cừ dừa, với chi phí gần 80 triệu đồng bỏ ra không phải ai cũng có, nhiều hộ phải vay tiền để làm. Họ nghĩ rằng như vậy còn ở tạm được vài năm, chứ dời cất nhà mới thì làm gì có điều kiện.

Anh Nguyễn Văn Thông, nhà nằm trong đoạn kè cừ dừa, cũng vừa đi vay tiền để kè tạm cho phần đất gia đình mình. Anh chặc lưỡi: “Mấy triệu bạc mới đi mượn bà con để làm cái kè này, tránh gió Tây Nam sắp đến. Mùa này gió chướng sóng nhẹ vậy, chứ vài hôm nữa tới mùa gió Tây Nam, sóng có khi cao tới 2 m, đất cũng trôi dạt hết thôi. Giờ dân ở đây đang mong chờ một bờ kè bằng bê-tông cốt thép vững chắc hơn”.

Biện pháp cắm cừ dừa chắn sóng không phải là mới, vì có nhiều hộ đã làm thử rồi, thế nhưng hiệu quả của nó thì không đạt được như mong muốn.

Gia đình chị Trần Mỹ Phương làm trại mộc hơn 10 năm, do nhà sát mé biển nên gia đình cũng phải kè bờ bằng cọc dừa. Chị Phương bùi ngùi kể: “Sóng đánh dữ lắm, nhất là mùa gió Tây Nam, sóng đánh tới nóc nhà, gỗ để trên bãi còn trôi. Bởi vậy cắm cừ dừa không thì đâu giữ nổi đất. 10 năm làm trại mộc là 10 năm vợ chồng tôi cắt ván vụn để chèn cho cái bờ kè bằng dừa này. Vậy mà có hiệu quả gì đâu, mùa gió Tây Nam vừa rồi sóng đánh dữ làm sạt gần hết trại ”.

Chị Phương còn cho biết, hiện gia đình đã di dời đi nơi khác, do kinh tế gần như khánh kiệt khi phải chống chọi với những cơn sóng tại nơi này.

Bà Lạc Thị Bé bàng hoàng nhớ lại: “Nửa đêm đang ngủ, mẹ con tôi nghe tiếng ù ù nhà trước, chạy ra xem thì nửa căn nhà phía gần biển đã bị lún sâu, căn nhà nghiêng hẳn sang một bên. Sợ nhà sập, đồ trôi xuống biển hết, tôi cùng con mang hết đồ đạc gửi sang nhà hàng xóm. Đúng sáng hôm sau thì cả căn nhà tôi đã biến mất, chỉ còn mặt biển".

Người dân cần an cư

Đó là một trong những hộ nghèo tại khu vực hẻm Tám Lã. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo, nhà neo đơn, chỉ có 2 mẹ con, bà thì già yếu không thể làm lụng được gì, kinh tế phụ thuộc vào người con đang đi làm thợ hồ. Mất nhà, hai mẹ con bà phải chuyển ra ở trọ gần đó. Nhìn bà Bé thui thủi trong căn trọ nhỏ ẩm thấp, không ai không mủi lòng. Với số tiền phụ hồ ít ỏi của người con, chẳng biết đến khi nào bà có thể mua đất xây nhà mới để an dưỡng tuổi già.

Ông Nguyễn Công Lập loay hoay sửa lại căn nhà của mình sau khi đã kè lại bờ đất xung quanh. Ảnh: Khánh Phương

Gia đình anh Nguyễn Văn Thông, cũng dân Đội 12, hẻm Tám Lã, dựng căn nhà lụp xụp chỉ hơn 10 m2 làm nơi sinh hoạt của gia đình 6 người. Anh Thông cho biết: “Năm rồi, lúc tôi đi biển chỉ vợ con tôi ở nhà. Khi lở đất, một nửa căn nhà trôi xuống biển, về nhà nghe vợ kể mà lòng tôi rất hoang mang. Nhà tôi trước đây nằm ngoài phía biển, cách đây 40 m, qua từng năm sóng đánh sạt lở dần vào tận đây. Theo tôi tính, đã có 4 lần gia đình tôi phải dời nhà rồi. Nhà nghèo không tiền mua đất, chỉ dám cất tạm ở đây, bây giờ dời đi lấy tiền đâu mà dời”.

Nhiều hộ gia đình dù biết nguy hiểm chực chờ, nhưng vẫn bấm bụng để bám víu mảnh đất này vì hoàn cảnh khó khăn. Theo ông Phan Văn Bảy, Trưởng Khóm 1, trong vòng 5-6 năm trở lại đây, đã có 20 căn nhà bị sóng đánh sạt lở xuống biển. Chính quyền địa phương nhiều lần đến khuyên họ di dời đi, nhưng đa phần họ là người dân thu nhập thấp, làm thuê hoặc đánh bắt bằng ghe công suất nhỏ, kinh tế bấp bênh nên không ai dám bỏ nhà đi nơi khác sống.

Rồi cuộc sống của họ sẽ ra sao khi vài tháng nữa là đến mùa gió Tây Nam, cái mùa mà ai cũng lo sợ nhà sẽ sụp bất cứ lúc nào. Trong khi cách đó không xa lắm, khu tái định cư Xẻo Quao lại hoang tàn, khó lắm mới tìm được bóng người. Đây là một trong những khu tái định cư có quy mô lớn đến 700 hộ dân, đã khởi công từ 14 năm trước, nhưng vẫn là niềm mong ước của 32 hộ dân phía bên kia Khóm 1.

Phóng sự của KHÁNH PHƯƠNG

Ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Tình hình đời sống người dân ở Đội 12, Khóm 1 của thị trấn là vấn đề chúng tôi hết sức lo lắng. Đã qua, chúng tôi tổ chức vận động bà con di dời khỏi khu vực xung yếu này rất nhiều lần, động viên những ai có hoàn cảnh khó khăn thì di dời đến bà con, người thân. Chứ sinh sống tại khu vực rừng phòng hộ đã là sai với quy định, bên cạnh đó còn sóng gió, nguy hiểm chực chờ. UBND thị trấn Sông Đốc đã có báo cáo và xin ý kiến di dời bà con về khu tái định cư, nhưng đến hiện tại vẫn chưa có câu trả lời từ UBND huyện Trần Văn Thời".

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.