ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-10-24 15:19:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tổ chức các hoạt động cao điểm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Báo Cà Mau Sáng nay (15/10), tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau long trọng tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm của thanh niên Cà Mau thực hiện các công trình, phần việc nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 và chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. 

 

Anh Nguyễn Ngọc Thuận, Phó bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau, phát động Tháng cao điểm các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954.

Ghi nhận và khích lệ tinh thần thi đua của các đơn vị tham gia hoạt động, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia. Bên cạnh đó, đại diện các cơ quan đoàn thể cũng trao tặng nhiều công trình phần việc cho Đảng uỷ, UBND xã Trí Phải như: 50 bồn chứa nước trị giá 75 triệu đồng, công trình thanh niên tuyến đường cây vú sữa (200 cây), công trình thanh niên tuyến đường cờ Tổ quốc (500 lá) trị giá 20 triệu đồng, công trình thanh niên xây dựng bờ kè chống sạt lở trị giá 20 triệu đồng...

Các đơn vị tham gia lễ phát động nhận cờ lưu niệm từ Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau.

Anh Nguyễn Ngọc Thuận, Phó bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau, cho biết, các hoạt động của tháng cao điểm nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khắc sâu đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", qua đó giới thiệu, quảng bá về quê hương và con người thân thiện, mến khách. Đồng thời, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, giao lưu và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong đoàn viên, thanh niên.

Anh Nguyễn Trần Đăng Khoa, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP Cà Mau trao tặng công trình thanh niên tuyến đường cây vú sữa cho xã Trí Phải.

Anh Trần Đăng Khoa, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh, trao tặng công trình thanh niên tuyến đường cờ Tổ quốc cho xã Trí Phải.

“Tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Chúng ta có trách nhiệm tiếp tục bảo vệ và phát huy những thành quả cách mạng, kế thừa truyền thống yêu nước mà các thế hệ cha anh đã để lại. Mỗi hành động của chúng ta hôm nay chính là sự tiếp nối những hy sinh, gian khổ của những người đi trước. Với tinh thần đó, tôi kêu gọi toàn thể thanh niên tỉnh nhà hãy cùng nhau tham gia tích cực vào các hoạt động trong "Tháng cao điểm các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954", để từ đó hun đúc tinh thần cống hiến, rèn luyện bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh", anh Nguyễn Ngọc Thuận chia sẻ.

Lam Khánh

Khảo sát chuẩn bị chương trình truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (13/10), Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng ekip trực tiếp Đài Truyền hình Việt Nam có chuyến khảo sát công tác chuẩn bị chương trình truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Ngày sinh tập thể

Có những câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng thực ra nó không hề nhỏ chút nào. Nó luôn còn đâu đó trong cuộc đời của rất nhiều người, là một dấu ấn nằm trong một lát cắt lịch sử không những của cá nhân một người mà còn trong lịch sử nước nhà, không thể nào quên.

70 năm sâu nặng nghĩa tình

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức Hội thảo khoa học "Thanh Hoá với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình”. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, dự và phát biểu chỉ đạo.

Sâu nặng tấm lòng với Bác Hồ, với miền Bắc

Ở Minh Hải, nay là Cà Mau - Bạc Liêu, ông Nguyễn Hoe, bí danh Bảy Hoe, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải, thuộc lớp chứng nhân hiếm hoi còn lại gắn với những bước ngoặt lịch sử vĩ đại của quê hương, Tổ quốc trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc. Tôi được đôi lần nghe ông nói chuyện ở các cuộc họp mặt cán bộ hưu trí, thích thú với những “giai thoại” đầy tính truyền kỳ về ông qua những người thân biết, nhưng rất tiếc là không có duyên may để có một cuộc gặp gỡ riêng tư.

Biểu tượng của tình đoàn kết, thuỷ chung

Ðã 70 năm trôi qua, kể từ ngày chuyến tàu tập kết cuối cùng rời cửa Ông Ðốc. Có thể nói, đây là cuộc chuyển dịch lực lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đưa cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ, góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nơi đây cũng chính là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ.

Ðoàn Phương Ðông - Vượt Trường Sơn về Nam chiến đấu

Trước tình hình Mỹ - Diệm ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam với nhiều thủ đoạn dã man, tàn bạo, gây bao đau thương tang tóc cho quê nhà, nhiều cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc lòng sôi sục căm thù, quyết tâm tham gia cùng các đoàn trở về quê hương chiến đấu, trong đó có Ðoàn Phương Ðông với quân số lên đến gần 600 người.

Sông Ðốc mong chờ sự kiện trọng đại

Còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra Lễ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi được chọn để tái hiện 200 ngày tập kết. Với tầm vóc, ý nghĩa lịch sử trọng đại, hơn ai hết, người dân Sông Ðốc đang háo hức mong chờ sự kiện đặc biệt quan trọng này.

Thêm tư liệu quý về sự kiện tập kết

Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, trong số cán bộ, bộ đội, học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc, có khá nhiều gia đình cả nhà cùng đi tập kết, trong đó có gia đình ông Lê Khắc Xương, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay gồm Cà Mau, Bạc Liêu), Uỷ viên Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bạc Liêu, Trưởng ban Tập kết Quân dân chính Ðảng tỉnh Bạc Liêu.

Chuẩn bị tái hiện Sự kiện tập kết ra Bắc

"Sông Ðốc là cửa biển lớn nhất và sầm uất nhất tỉnh Cà Mau. Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cửa Sông Ðốc được chọn làm bến tập kết để đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc. Ðây cũng là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ để các chuyến tàu tập kết chuyên chở hàng trăm ngàn cán bộ, bộ đội, Nhân dân, thiếu nhi của miền Nam ra miền Bắc", Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó trưởng ban Chỉ đạo (BCÐ) các hoạt động kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, nhắc nhớ lịch sử.

Những “Hạt giống đỏ miền Nam” trên quê hương Cà Mau

Tôi muốn nói đến những cô bé, cậu bé lúc 12, 13 tuổi đi tập kết từ bến sông Ông Ðốc và sau này họ trở về quê hương Cà Mau cống hiến. Họ đã làm đúng nguyện ước của Bác, của Ðảng và Nhân dân là đào tạo lớp trẻ đủ trình độ và khả năng để sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng góp phần xây dựng quê hương. Và họ đã vươn lên khẳng định vị trí mình trên nhiều lĩnh vực. Họ có chung tên gọi là học sinh miền Nam (HSMN).