ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 15:06:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Viên An nhớ mãi ơn Người

Báo Cà Mau Những ngày tháng 5, đi qua cây cầu Năm Căn đấu nối đôi bờ sông Cửa Lớn để huyết mạch giao thông Tổ quốc liền một dải, lần đầu tiên, trên con đường cấp 6 đồng bằng, chúng tôi thấy những địa danh Ông Trang, Vịnh Nước Sôi, Tắc Gốc, Sắc Cò của xã Viên An gần đến vậy. Trước đây, đi tàu đò, phải ròng rã cả ngày mới tới nơi. Suốt dọc đường, chúng tôi cảm nhận sức sống mới dâng tràn trên khắp quê hương miền biển. Viên An hôm nay là một trong những xã đi đầu của huyện Ngọc Hiển trên chặng đường đổi mới.

Những ngày tháng 5, đi qua cây cầu Năm Căn đấu nối đôi bờ sông Cửa Lớn để huyết mạch giao thông Tổ quốc liền một dải, lần đầu tiên, trên con đường cấp 6 đồng bằng, chúng tôi thấy những địa danh Ông Trang, Vịnh Nước Sôi, Tắc Gốc, Sắc Cò của xã Viên An gần đến vậy. Trước đây, đi tàu đò, phải ròng rã cả ngày mới tới nơi. Suốt dọc đường, chúng tôi cảm nhận sức sống mới dâng tràn trên khắp quê hương miền biển. Viên An hôm nay là một trong những xã đi đầu của huyện Ngọc Hiển trên chặng đường đổi mới.

Quê hương Viên An còn tự hào với cả nước khi xây dựng được một trong những ngôi đền thờ Bác Hồ đầu tiên ở Cà Mau. Giữa rừng đước của miệt địa đầu cực Nam Tổ quốc, Bác Hồ vẫn luôn trong lòng Nhân dân. Bác đã trở thành niềm tin tất thắng để Viên An chiến đấu anh hùng, chiến thắng kẻ thù tàn bạo, để thoả niềm mong ước như được “đón Bác vào thăm”…

Đền thờ Bác – niềm tự hào của nhân dân Viên An

Những ngày cuối năm 1969, Huyện uỷ Duyên Hải quyết định xây dựng Ðền thờ Bác Hồ tại xã Viên An. Thông tin này phải tuyệt đối giữ bí mật, thời gian hoàn thành đền phải trước Tết Nguyên đán. Ông Tạ Văn Ứng (Hai Ứng) thuộc Tổ Ðảng ở ấp Ông Trang, là một trong những người được lựa chọn để xây dựng đền.

Ông Hai Ứng là người duy nhất ở Viên An còn nhớ rõ ràng những ngày xây dựng Đền thờ Bác Hồ đầu tiên ở Cà Mau. Với ông, đó là niềm vinh dự không gì so sánh được.

Ở độ tuổi 80, ông Hai Ứng vẫn nhớ như in thời khắc ấy: “Ðược Huyện uỷ, Xã uỷ lựa chọn để cùng với anh em xây dựng Ðền thờ Bác là niềm vinh dự lớn trong cuộc đời tôi”.

Ngôi đền cách đồn Ông Trang của giặc chưa tới 3 cây số, tụi mật thám, điềm chỉ hoạt động dày đặc. Ông Hai Ứng tâm tình: “Khi được tin Bác mất, toàn bộ Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ vùng Viên An đều vô cùng đau đớn. Năm đó trời mưa tầm tã. Nhà nào cũng chuẩn bị khăn tang để tưởng nhớ đến Bác”.

Khi đã có quyết định xây dựng đền, Huyện uỷ và Xã uỷ đã bố trí lực lượng canh gác chặt chẽ, tổ chức anh em vận động vật liệu, thợ thi công, phục vụ hậu cần. Theo lời ông Hai Ứng, đền thờ được bố trí ở khu vực Ông Bọng, giữa những cánh rừng đước già. Phía giặc 1 ngày không dưới 5 lượt trực thăng quần đảo, bố trí đội hình mật phục suốt tuyến sông Cửa Lớn để lùng sục, phát hiện Ðền thờ Bác. Nhận định địch sẽ bằng mọi cách phá hoại Ðền thờ Bác nhằm hạ tinh thần chiến đấu của ta, toàn bộ lực lượng Viên An hạ quyết tâm giữ an toàn đền thờ. Trên những cánh rừng đước già, chúng ta bố trí nhiều “cản đước”, lực lượng canh gác đền phải tuyệt đối giữ bí mật, không để lộ bất cứ thông tin nào.

Có lần, trực thăng quần đảo ngay trên nóc đền, nhưng qua lời ông Hai Ứng: “Cũng không hiểu sao, tụi nó không phát hiện. Ðền thờ Bác ở Viên An từ xây dựng cho đến ngày hoà bình tuyệt đối an toàn. Bác đã bên cạnh chúng tôi trong những ngày kháng chiến, giữa rừng đước quê hương, giữa tấm lòng của bà con vùng Viên An này. Với chúng tôi, Ðền thờ Bác là niềm vinh dự, niềm tự hào không có gì sánh bằng”.

Những ngày xây dựng Ðền thờ Bác, bà con Viên An hầu như tập trung toàn bộ thời gian, công sức và của cải, mong sao nơi tưởng nhớ Bác nhanh chóng hoàn thành. Ông Hai Ðeo hiến cây, hiến thiếc, mỗi ngày qua đền 2 lần sáng - tối để hương khói. Thời đó, ảnh Bác vô cùng hiếm, cứ chiều đến, ông Hai Ðeo lại tới lau thật sạch, thật trân trọng di ảnh của Người rồi cẩn thận đem về nhà cất, hôm sau lại để lại trên bàn thờ. Ông Hai Ðeo giữ thói quen ấy mãi cho đến những ngày cuối đời. Ông đi nhưng vẫn căn dặn bà con, họ hàng ruột thịt phải chăm sóc, thờ phụng Ðền Bác cẩn thận.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhân dân Viên An tổ chức nghi lễ di dời Ðền thờ Bác về ấp Ông Trang (gần xã) để tiện chăm sóc, giữ gìn. Ngày nay, ngôi đền uy nghi ngay trên đầu vàm phía bên kia chợ Ông Trang luôn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Hằng năm, vào mỗi dịp quan trọng, đây lại là nơi mà Ðảng bộ, quân và dân xã Viên An đến báo cáo với Bác về những thành tựu mới của địa phương. Nơi đây cũng là địa điểm sinh hoạt truyền thống có giá trị thiêng liêng với thế hệ trẻ vùng đất biển. Ông Hai Ứng ngày ngày vẫn đến đền thờ dù đã ở độ tuổi 80. Ngôi đền đã trở thành niềm tin vững chắc để cán bộ, Nhân dân Viên An tiếp tục dựng xây và phát triển xã nhà.

Ngày độc lập rước Bác báo công

Câu chuyện làm chúng tôi không khỏi xúc động, đó là những ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước - ngày Tết độc lập, ông Hai Ứng cùng với các đồng chí phụ trách Ðền thờ Bác nhận được nhiệm vụ quan trọng: Rước Bác từ Ðền thờ Ông Bọng ra thị xã Cà Mau để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng của tỉnh. Ông Hai Ứng tâm sự: “Lúc đó, chúng tôi phải nhờ những bậc cao niên để kết bàn thờ Bác chắc chắn, làm lễ cúng trang trọng để “mời” Bác ra thị xã cùng với Nhân dân Cà Mau mừng ngày giải phóng”.

Lần đó, Viên An vô cùng vinh dự khi là nơi được “đón rước” Bác tham dự ngày hội thống nhất non sông. Ông Hai Ứng bộc bạch: “Suốt chặng đường đi, tất cả thành viên trong đoàn vừa nhìn bàn thờ Bác vừa khóc, đó là những giọt nước mắt hạnh phúc nhất, vui sướng nhất”. Bác “ở lại” thị xã Cà Mau 7 ngày, tất cả mọi người khi biết rước Bác từ Ðền thờ Viên An đều trầm trồ, thán phục.

Ông Hai Ứng không quên kể chi tiết về “cơ ngơi” của Bác ở giữa rừng. Ðước được lựa chọn kỹ càng, xây dựng theo cách “kê liệt địa” chắc chắn. Hằng ngày đều được quét dọn, chăm sóc kỹ lưỡng, có lực lượng bảo vệ túc trực. Những ngày xây dựng đền là những ngày Viên An thức trắng. Nhân dân ai cũng biết, chỉ có tụi giặc là “mù, điếc”. Máy bay địch quần thảo nát bầu trời Viên An, nhưng Ðền thờ Bác giữa lòng dân làm sao bọn chúng có thể tìm thấy.

Ông Hai tâm sự: “Sau này, dù có nhiều Ðền thờ Bác được dựng lên, nhưng với chúng tôi, những người con đất Viên An, vẫn tự hào vì là nơi xây dựng đền thờ đầu tiên”. Ông Hai cũng thấy hết sức vững lòng khi Viên An đang không ngừng đổi mới, phát triển. Ông bộc bạch: “Có Bác, có Ðảng, đời Nhân dân ta được ấm no”.

Khi chúng tôi đến thăm Ðền thờ Bác, Nhân dân Viên An cũng đang tất bật chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 125 của Người. Cư dân vùng biển đón tuổi mới của Bác bằng những sản vật quê hương, bằng tấm lòng thành kính dâng lên vị cha già dân tộc. Anh Trần Hiếu Giang, cán bộ Lao động - Thương binh của xã, chia sẻ: “Bà con ở đây hễ đến những dịp sinh nhật, ngày mất của Bác đều tề tựu, dâng cúng và cầu nguyện cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Bác là chỗ dựa tinh thần vững chắc để mỗi người, mỗi gia đình vượt qua khó khăn, là con đường sáng để vùng đất mới Viên An không ngừng hướng đến tương lai”./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Tự hào tiếp nối truyền thống

Ðại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Từ sau mốc son lịch sử chói lọi ấy, công cuộc 50 năm kiến thiết đã mang đến cơ đồ, tiềm lực, vị thế cho đất nước hôm nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên con tàu Tổ quốc vươn mình, Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam, vững vàng tạo lập diện mạo mới tươi đẹp bằng những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Ðể rồi hôm nay, những người con của quê hương rất đỗi tự hào, vững tin và thêm động lực chung sức xây dựng Cà Mau ngày thêm giàu đẹp...