ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:29:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Báo Cà Mau Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Ở Cà Mau, tuỳ vào điều kiện đặc thù vùng mặn, ngọt, cùng với sự trợ lực của ngành chức năng hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, chọn cây, con giống phù hợp; cộng tính cần cù, chịu thương chịu khó, bà con đã dần hình thành các mô hình kinh tế tích hợp đa cây, đa con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðiển hình như mô hình lúa - tôm - cua kết hợp; mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng; mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với kinh tế lâm nghiệp...

Dù ở vùng đất mặn chuyên tôm nhưng gia đình ông Tiết Vĩ Tuyến, ấp Hiệp Hoà, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã cải tạo một phần diện tích để giữ ngọt, thực hiện mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá, ốc bươu đen, kết hợp trồng cây ăn trái cho thu nhập ổn định. Mô hình này được chọn là mô hình Dân vận khéo của xã Ngọc Chánh.Dù ở vùng đất mặn chuyên tôm nhưng gia đình ông Tiết Vĩ Tuyến, ấp Hiệp Hoà, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã cải tạo một phần diện tích để giữ ngọt, thực hiện mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá, ốc bươu đen, kết hợp trồng cây ăn trái cho thu nhập ổn định. Mô hình này được chọn là mô hình Dân vận khéo của xã Ngọc Chánh.

 

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân. (Ảnh chụp tại tuyến đường Xuyên Á, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân. (Ảnh chụp tại tuyến đường Xuyên Á, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).

 

Bức tranh tươi mát vùng ngọt thuộc xã An Xuyên, TP Cà Mau.Bức tranh tươi mát vùng ngọt thuộc xã An Xuyên, TP Cà Mau.

 

Ðưa màu xuống ruộng kết hợp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng, gia đình bà Nguyễn Ngọc Thuận (người cầm trái khổ qua), ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm trên diện tích 1 ha.Ðưa màu xuống ruộng kết hợp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng, gia đình bà Nguyễn Ngọc Thuận (người cầm trái khổ qua), ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm trên diện tích 1 ha.

 

Ông Phan Bá Ðấu, Tổ trưởng THT nuôi chồn hương ấp Tân Trung, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, thực hiện mô hình nuôi chồn hương, nuôi tôm - cua sinh thái dưới tán rừng, mang lại thu nhập cho gia đình 500-600 triệu đồng/năm.Ông Phan Bá Ðấu, Tổ trưởng THT nuôi chồn hương ấp Tân Trung, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, thực hiện mô hình nuôi chồn hương, nuôi tôm - cua sinh thái dưới tán rừng, mang lại thu nhập cho gia đình 500-600 triệu đồng/năm.

 

Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng kết hợp trồng dừa, cây ăn trái của Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Hữu Ánh, xã Tân Thành, TP Cà Mau, với hơn 5 ha cho lợi nhuận trên 4 tỷ đồng/năm.Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng kết hợp trồng dừa, cây ăn trái của Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Hữu Ánh, xã Tân Thành, TP Cà Mau, với hơn 5 ha cho lợi nhuận trên 4 tỷ đồng/năm.

 

Loan Phương thực hiện

 

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Phấn đấu có ít nhất 50% hợp tác xã hoạt động hiệu quả

Ngày 29/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau (Cụm trưởng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã (HTX) Cụm thi đua Tây Nam Sông Hậu.

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Nghiệm thu đề án về “hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu”

Ngày 28/11, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK Noni, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.

Học đến đâu, thực hành đến đó

Thay đổi thói quen canh tác, nâng cao sự hiểu biết của nông dân về sử dụng tôm giống, bảo vệ môi trường sinh thái trong lĩnh vực nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính là mục tiêu quan trọng mà lớp tập huấn chuyên sâu về nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn hướng đến. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lớp học đã mở ra cho bà con nông dân một góc nhìn mới, đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất.

Chủ động sản xuất bền vững

Tại xã Lương Thế Trân, nếu 25 năm trước nông dân lén lút đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, thì nay một bộ phận người dân phải tìm cách ngăn mặn, giữ ngọt để gieo sạ lúa nhằm cải tạo môi trường, giúp sản xuất hiệu quả, bền vững hơn trước thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm.

Tôm càng xanh được giá, nông dân phấn khởi

Hiện nay, nông dân huyện U Minh bước vào vụ thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen canh trong ruộng lúa. Mặc dù không gặp thuận lợi ở đầu vụ do ảnh hưởng nắng nóng, nhưng với sự chủ động của người dân trong khâu cải tạo đất và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên tôm nuôi phát triển tốt, năng suất khá. Không chỉ vậy, tôm bán có giá cao hơn trung bình các năm trước từ 40-50 ngàn đồng/kg nên người dân phấn khởi.