ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 26-1-25 21:12:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Báo Cà Mau Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Theo anh Mộng, trước đây anh từng là thợ cơ khí chế tạo và lắp ráp máy sấy khô thực phẩm, hoa quả cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Nhận thấy, nhiều địa phương mua chuối chín từ Cà Mau, sau khi sấy khô thì chuyển bán ngược lại. Quy trình này sẽ tăng giá thành sản phẩm rất nhiều do trải qua khâu trung gian, vận chuyển, chế biến.

Ðể hoá giải nghịch lý này, đồng thời tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương, cách đây 2 năm, anh Mộng rời bỏ công việc có lương ổn định về quê, quyết tâm vừa đầu tư, vừa mày mò sáng tạo, lắp ráp một số máy móc hiện đại trị giá gần 2 tỷ đồng để sản xuất sản phẩm chuối sấy giòn.

Anh Cao Thanh Mộng giới thiệu quy trình sản xuất chuối sấy giòn.

Anh Cao Thanh Mộng giới thiệu quy trình sản xuất chuối sấy giòn.

Huyện U Minh, Trần Văn Thời được xem là thủ phủ của các loại chuối, trong đó có loại chuối xiêm phù hợp để sấy giòn. Chuối ở các huyện này chất lượng tốt, đều trái, khi chín có vị ngọt thanh, thịt chắc, ít xơ, giá rẻ. Hằng tháng, theo đơn đặt hàng, vợ chồng anh chị thu mua lượng lớn chuối tươi từ các địa phương này để làm nguyên liệu sản xuất chuối sấy giòn.

Chuối sấy giòn thơm ngon hay không phụ thuộc vào chất lượng chuối và quy trình sản xuất. Ðể cho ra thành phẩm chuối sấy giòn đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao, cơ sở trải qua nhiều công đoạn như: lựa chọn chuối, sơ chế, đưa vào lò chiên chân không. Sau đó, tiếp tục cho vào máy vắt ly tâm, để nguội hẳn mới đóng gói thành phẩm. Bình quân 5 kg chuối tươi sẽ cho ra 1 kg chuối sấy khô.

Theo đánh giá của Hội đồng phân hạng, đánh giá sản phẩm OCOP TP Cà Mau vừa qua, chuối sấy giòn của cơ sở sản xuất chế biến nông sản Cà Mau do chị Lâm Thị Quỳnh Như làm chủ, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản nên đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhằm quảng bá sản phẩm, vợ chồng chị Như, anh Mộng còn đăng tải thông tin trên mạng xã hội và tham gia các hội chợ trong, ngoài tỉnh. Từ đó, sản phẩm chuối sấy giòn Tân Thành có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Anh Cao Thanh Mộng và chị Lâm Thị Quỳnh Như đóng gói sản phẩm chuối sấy giòn.

Anh Cao Thanh Mộng và chị Lâm Thị Quỳnh Như đóng gói sản phẩm chuối sấy giòn.

Chị Lâm Thị Quỳnh Như cho biết: "Tôi rất vui vì sản phẩm chuối sấy giòn của cơ sở được khách hàng ưa chuộng và đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ðây là tiền đề rất quan trọng để cơ sở chú tâm hơn chất lượng sản phẩm, đồng thời mở rộng quy mô nhà xưởng, máy móc, sản xuất nhiều dòng sản phẩm trái cây, rau củ quả sấy khô phục vụ khách hàng với giá phù hợp nhất".

Ông Nguyễn Văn Thiết, Phó chủ tịch UBND phường Tân Thành, tự hào vì địa phương có sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ðồng thời cho biết, thời gian tới, UBND phường sẽ tiếp tục tăng cường hướng dẫn chuẩn hoá quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế, điều kiện của địa phương, bao gồm các đặc sản, sản phẩm truyền thống, đặc biệt là sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch nông thôn và nông sản đặc trưng. Tăng cường kết nối, hợp tác với các kênh phân phối, hệ thống siêu thị nhằm thúc đẩy các sản phẩm OCOP gắn với mở rộng thị trường, liên kết cung cấp sản phẩm OCOP vào các hệ thống thương mại. Phấn đấu mỗi năm, phường sẽ xây dựng thêm 1 sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Hiện sản phẩm chuối sấy giòn Tân Thành của cơ sở sản xuất chế biến nông sản Cà Mau đã xây dựng nhãn hiệu, bao bì sản phẩm tiện lợi, thân thiện với môi trường, có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; đăng ký chứng nhận nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.

Trung bình mỗi tháng cơ sở sản xuất chế biến nông sản Cà Mau thu về lợi nhuận hơn 50 triệu đồng. Cơ sở còn tích cực đóng góp cho địa phương, đồng thời tạo việc làm cho 6 lao động với tiền công 6-7 triệu đồng/người/tháng./.

 

Mỹ Lệ

 

Mở hướng liên kết, nâng cao thu nhập

Thời điểm này, các chủ vườn, thành viên Hợp tác xã (HTX) Trái cây sạch Khánh Hưng, ấp Kinh Ðứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị thu hoạch vụ bưởi Tết, hứa hẹn mang đến niềm vui cho xã viên.

Nông dân huyện Ngọc Hiển trúng vụ dưa hấu Tết

Những ngày này, nông dân vùng đất mặn huyện Ngọc Hiển đang tất bật chăm sóc vụ dưa hấu để cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Vụ dưa hấu Tết năm nay bà con rất phấn khởi.

Mùa vàng trên đồng lúa hữu cơ

Năm 2024 là năm thứ 4 huyện U Minh triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; diện tích năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2024, huyện đã triển khai thực hiện sản xuất hơn 1.650 ha lúa hữu cơ, theo hướng hữu cơ và sản xuất lúa an toàn; hầu hết các diện tích lúa này đều cho năng suất khá nên người dân rất phấn khởi.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Dưỡng cua bán Tết

Thời gian này, thương lái ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời đang tất bật thu mua cua, cải tạo vuông hay hầm tôm bỏ trống để về thả nuôi lại, chuẩn bị bán vào dịp Tết. Vì khi đó nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn ngày thường nên bán sẽ có giá hơn, mang về lợi nhuận cao.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Quyết tâm làm giàu trên đất rừng

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện U Minh được đẩy mạnh. Qua đó, tác động tích cực đến ý thức của hội viên, nông dân, hăng hái lao động, nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu. Cũng từ phong trào này xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Bí, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, là một điển hình.