ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 12:21:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã Tân Ân: Nhiều thách thức trong xây dựng nông thôn mới

Báo Cà Mau Trong khi các địa phương khác đang cố gắng hoàn thiện nhiều tiêu chí để hướng đến mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) thì xã Tân Ân (huyện Ngọc Hiển) vẫn đang “ì ạch” bước từng bước chậm chạp, bởi địa phương có quá nhiều khó khăn cần giải quyết.

Trong khi các địa phương khác đang cố gắng hoàn thiện nhiều tiêu chí để hướng đến mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM)  thì xã Tân Ân (huyện Ngọc Hiển) vẫn đang “ì ạch” bước từng bước chậm chạp, bởi địa phương có quá nhiều khó khăn cần giải quyết.

Chủ tịch UBND xã Tân Ân Bùi Minh Hoà trăn trở: “Tính tới thời điểm này, xã chỉ đạt 6/19 tiêu chí NTM, dù đã nỗ lực nhưng địa phương gặp rất nhiều trở ngại, từ nguồn vốn đầu tư eo hẹp đến địa hình, địa thế cách trở, đời sống người dân khó khăn khó có thể huy động sức dân như mong muốn”.

Khó chồng thêm khó

Chia tách từ năm 2009, hành trình xây dựng NTM của xã Tân Ân được khởi đầu bằng con số 0. Với hạ tầng yếu kém, người dân địa phương phải thường xuyên chịu cảnh ngập vào những tháng nước lên. Thêm vào đó, đặc thù của xã khác với những đơn vị khác, đường không ra đường, phải đi len lỏi vào rừng. Do vậy, muốn xây dựng được con lộ đạt chuẩn là vô cùng tốn kém.

Toàn xã Tân Ân chỉ có hơn 5 km lộ đạt chuẩn lộ NTM. (Trong ảnh: Con lộ bê-tông đi qua khu tái định cư).

Với diện tích tự nhiên trên 6.000 ha, Tân Ân là một trong những địa phương có địa bàn rất rộng, tỷ lệ rừng phòng hộ khá cao, dân cư sống theo các tuyến rừng lại thưa thớt, việc quy hoạch lộ nông thôn gặp nhiều bất cập. Hiện tại, toàn xã chỉ có gần 22,5 km lộ bê-tông, trong đó mới có hơn 5 km lộ đạt chuẩn.

Ðịa hình khó khăn, vốn lại đầu tư nhỏ giọt khiến Tân Ân khó lòng vực dậy. Ông Hoà bộc bạch: “Giao thông là một trong những tiêu chí khó nhất của xã hiện nay, đòi hỏi vốn lớn, nhưng nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên lại rất ít. Riêng năm 2014, toàn xã được cấp khoảng 1,8 tỷ đồng, trong khi địa phương còn tồn đọng quá nhiều khó khăn, với nguồn vốn đó không giải quyết được bao nhiêu”.

Không chỉ khó về địa hình, giao thông, toàn xã chỉ có 5 ấp nhưng có tới 2 ấp thuộc diện xã Chương trình 135, đó là ấp Nhà Diệu và ấp Dinh Hạng. Ðặc biệt, trên khu vực 2 ấp này, khu tái định cư được hình thành từ năm 2002 và thời điểm tách xã cũng là lúc 310 hộ tái định cư tại 2 ấp này thuộc xã quản lý. Không tư liệu sản xuất, không đất đai canh tác, 7% hộ nghèo và 11% hộ cận nghèo của xã phải bươn chải bằng việc đánh bắt ở mé biển, số khác vào rừng bắt ốc, mò cua, đời sống vô cùng bấp bênh.

Nông thôn mới còn xa

Gia đình bà Lý Thị Oanh là một trong số hộ tái định cư tại ấp Dinh Hạng. Bà Oanh cho biết: “Gia đình tôi về đây tái định cư cũng đã hơn 10 năm qua, khi đó tôi được cấp 550 m2 đất, trong đó 50 m2 nhà ở, phần còn lại để canh tác. Nhưng có trồng trọt gì được đâu, gia đình chủ yếu vô rừng phòng hộ bắt ốc, ba khía, đăng cá sống qua ngày. 7 người con tôi giờ ra riêng cũng sống trong khu đất này, cuộc sống rất khốn khó”.

Ðược biết, trong số 1.187 hộ của xã chỉ có 30% số hộ có kinh tế ổn định, còn lại cuộc sống rất bấp bênh bởi thiếu tư liệu sản xuất. Ông Trần Quốc Nam, ấp Nhà Diệu, xót xa: “Ða số dân cư ở đây đều nghèo, dân tái định cư khá đông. Gia đình tôi cũng nhờ tiện tặn kinh doanh bằng nghề vèo cua nên cuộc sống 6 năm qua cũng đỡ phần vất vả. Nghịch lý ở chỗ, mặc dù điện, đường, trường, trạm được đầu tư khá đầy đủ, có tuyến lộ đạt chuẩn đi qua 2 ấp thuộc Chương trình 135 nhưng đời sống người dân không khá lên nổi, trừ một số hộ có ghe cào, có vuông, có đất thì mới ổn định”. Ðó cũng là nỗi niềm trăn trở của chính quyền địa phương.

Ông Ðoàn Văn Bình, Chánh Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, nhìn nhận: “Thật sự rất khó cho Tân Ân vươn lên trong điều kiện như thế. Còn quá nhiều khó khăn mà xã phải đối mặt, xã không thể huy động sức dân để xây dựng NTM”.

Dù đối mặt với bộn bề thách thức, ông Bùi Minh Hoà vẫn ấp ủ quyết tâm: “Ðịa phương vẫn luôn cố gắng huy động từ nhiều nguồn lực, vừa tranh thu nguồn vốn từ trên, vừa huy động trong dân, ưu tiên những công trình bức xúc, xây dựng những mô hình thiết thực, vận động bà con nâng cao ý thức phát triển sản xuất, gỡ khó từng bước để Tân Ân ngày một vươn lên”./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Vành đai xanh thành phố

(CMO) Việc triển khai thực hiện Ðề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP theo hướng nông nghiệp đô thị bước đầu mang lại hiệu quả.

Cán bộ giúp dân giảm nghèo

(CMO) Tác động của thời tiết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 không nhỏ đến tình hình kinh tế của bà con, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nhưng công tác giảm nghèo đạt thành quả nhất định. Đến nay, việc bình xét công nhận hộ nghèo thực hiện công tâm, khách quan, không chạy theo thành tích. Mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ được phân công hỗ trợ, giúp đỡ ấp, khóm có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, góp phần làm thay đổi ý thức, tư duy cho hộ nghèo.

Phú Mỹ thực hiện cao điểm xây dựng nông thôn mới

Năm 2016, xã Phú Mỹ là một trong các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Tân và tỉnh Cà Mau. Ðể giúp xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, đầu năm 2016, huyện Phú Tân phân công cán bộ chủ chốt một số ngành, đoàn thể huyện trực tiếp xuống địa bàn giúp xã và cùng vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng đất Thới Bình vào vụ hè thu

Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Xây dựng TP Cà Mau trở thành đô thị xanh

Nằm trong tiến trình xây dựng và chỉnh trang đô thị, thời gian qua, công tác trồng và bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP Cà Mau đang được đặc biệt quan tâm.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở rất quan trọng, vì thế trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, đảm bảo thống nhất sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên làm nòng cốt để vận động Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nở rộ những mùa hoa dâng Bác

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần lớn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đều nhận thức được những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác. Sau học tập, mỗi cá nhân có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, nâng cao ý thức, đáp ứng tốt yêu cầu lao động, sản xuất và công tác. Qua học tập, có 4.120 đảng viên, gần 79.300 lượt đoàn viên, hội viên và Nhân dân đăng ký “làm theo”.

Thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới

Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích, tình nguyện. Chính vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để cùng với huyện thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia này.

Khánh Hải: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng qua hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã dần thay đổi. Ðây là động lực để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hải tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Khánh Hải về đích trong xây dựng nông thôn mới", Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Huỳnh Mạnh Chiến cho biết.

Năm Căn thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ

Ðể phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Năm Căn, đặc biệt là khu trung tâm huyện, hiện nay, huyện Năm Căn tiếp tục mời gọi đầu tư vào chợ Năm Căn.