ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-7-25 00:22:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: “Hụt chân” chặng cuối

Báo Cà Mau Để tiến tới đạt chuẩn quốc gia trong năm 2016, Trường THPT Thới Bình cần thêm nguồn kinh phí để hoàn thiện tiêu chí cơ sở vật chất.

Thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Sở GD&ĐT Cà Mau xây dựng kế hoạch và có giải pháp cho giai đoạn 5 năm (2011-2015). Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 70% số trường mầm non, phổ thông trong toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh mới có 208/548 trường đạt chuẩn quốc gia (46 trường mầm non, 111 trường tiểu học, 50 trường THCS, 1 trường THPT). Hiện, sở đã thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định để tiến tới công nhận các trường đạt chuẩn, dự kiến hết năm 2015, tỉnh sẽ có thêm 20-25 trường chuẩn quốc gia ở các cấp. Như vậy, cho dù có thêm 25 trường đạt chuẩn thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ trường đạt chuẩn của tỉnh vẫn chưa tới 50% (khoảng 42,51%). Mặc dù ngành và các nhà trường đã có nhiều cố gắng, nhưng so với mục tiêu đề ra vẫn chậm tiến độ, bởi thực tế, việc thực hiện đảm bảo 5 tiêu chí trường đạt chuẩn gặp nhiều vướng ngại, trong đó, khó khăn chung là do thiếu kinh phí xây dựng cơ sở vật chất.

Để tiến tới đạt chuẩn quốc gia trong năm 2016, Trường THPT Thới Bình cần thêm nguồn kinh phí để hoàn thiện tiêu chí cơ sở vật chất.

Theo kế hoạch, cuối năm 2015, Trường THPT Thới Bình, huyện Thới Bình, là trường THPT thứ 2 của tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, tiêu chí cơ sở vật chất vẫn chưa đạt cụ thể: hệ thống thoát nước tổng thể chưa hoàn chỉnh, san lấp mặt bằng một số khu vực còn chậm, nhà thể thao đa năng chờ bảo hành, các phòng chức năng chưa đảm bảo trang thiết bị…

Hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình Võ Văn Thử lý giải: “Từ năm 2010-2015 và đầu năm học 2015-2016, nhà trường được UBND tỉnh, lãnh đạo sở quan tâm chỉ đạo xây dựng nhiều công trình, trang bị thêm máy tính, bàn ghế, thiết bị theo hướng chuẩn hoá, song, do sai lỗi thiết kế ở một số hạng mục cơ sở vật chất ở gói thầu 3, nên hụt kinh phí. Nhà trường đã trình sở có biện pháp kịp thời hoàn thiện tiêu chí này để tiến tới đạt chuẩn trong năm 2016”.

Tháng 9/2014, UBND tỉnh đồng ý phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2015 trên địa bàn 23 xã điểm xây dựng NTM theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể, đầu tư xây dựng 4 trường THCS với vốn đầu tư khoảng 37 tỷ đồng từ nguồn xổ số kiến thiết (XSKT) tỉnh năm 2015; tỉnh hỗ trợ khoảng 7 tỷ đồng cho mỗi huyện, thành phố từ kế hoạch vốn XSKT và vốn ngân sách tỉnh năm 2015.

Theo đó, việc chuẩn bị danh mục đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh lưu ý việc lựa chọn, sắp xếp danh mục cần kết hợp với Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020 tại Quyết định số 1625 của Thủ tướng Chính phủ (Hiện Sở GD&ĐT đã có đề xuất danh mục phân kỳ đầu tư).

Ông Lâm Hoàng Nên, Trưởng Phòng Công nghệ Thông tin - Thiết bị, Thư viện, Sở GD&ÐT Cà Mau, cho biết, hầu hết các trường (đặc biệt là cấp THPT) đều thiếu phòng đa năng, trang thiết bị… Ðể xây dựng hoàn thiện các hạng mục, đòi hỏi kinh phí đầu tư phải từ 7-10 tỷ đồng/trường. Do thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cấp tỉnh cho xây dựng trường chuẩn quốc gia rất hạn hẹp, còn nguồn hỗ trợ của ngân sách cấp huyện, xã lại càng khó, vì theo phân cấp, các trường THPT trực thuộc sự quản lý của Sở GD&ÐT. Ðây cũng là một trong những điểm khó khăn của các trường THPT so với bậc THCS và tiểu học trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Nhìn tổng thể, dù tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ước đến cuối năm 2015 chỉ đạt hơn 42%, song so với những khó khăn thực tế của nhiều địa phương cho thấy, đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của từng nơi, từng trường. Chẳng hạn, trước năm 2010, nhiều trường trọng điểm của các huyện, thành phố chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất, qua các phong trào thi đua của ngành giáo dục kết hợp phấn đấu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến cuối năm học 2010-2011 số trường đạt chuẩn quốc gia các cấp đã có 65 trường, đến cuối năm 2014 nâng lên 202 trường.

“Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không chỉ của ngành GD-ÐT, của các nhà trường, dưới sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, mà cần sự phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành, sự tham gia tích cực của Nhân dân và toàn xã hội. Việc xây dựng trường chuẩn cần thực hiện theo lộ trình từng năm, từng cấp học. Thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục tìm ra giải pháp thiết thực, phù hợp để vừa đạt chỉ tiêu số lượng trường chuẩn, vừa không "hụt mất" tiêu chí về chất lượng”, Phó Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau Lê Thanh Liêm khẳng định./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

(CMO) Ngày 17/8, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Cà Mau không xa

(CMO) Hà Nội, một sáng tháng 10/2020, trong lúc xếp hàng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, anh Lê Quân (lúc này là Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau), chia sẻ thông tin: Tỉnh Cà Mau đang kiến nghị Chính phủ mở đường bay thẳng Hà Nội - Cà Mau.

Nông dân thi đua mừng đại hội

(CMO) Năm 2023 là năm diễn ra đại hội hội nông dân các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Lập thành tích chào mừng sự kiện quan trọng này, các cấp hội nông dân trong tỉnh sôi nổi phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG); chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh; nhân rộng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp... tạo khí thế, niềm tin ở chặng đường phát triển mới.

Gam màu mới cho nông sản

(CMO) Từ khi Cà Mau thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, đã góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Thay đổi nhận thức từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang nền kinh tế thị trường, nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Ðậm đà Hương Quê

(CMO) “Gạo sạch Trí Lực” là loại gạo thơm ngon được sản xuất từ lúa ST24. Tận dụng lượng tấm sau khi chà loại gạo này, người dân Trí Lực (huyện Thới Bình) nấu ra loại rượu mang tên Hương Quê, có vị ngọt, thơm và ngon hơn những loại rượu nấu từ gạo thường, mở ra triển vọng mới tăng thu nhập cho người dân.

Ðưa công nghệ vào làng nghề

(CMO) Cận Tết là thời điểm các ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống ở Cà Mau trở nên nhộn nhịp, tất bật sản xuất những sản phẩm đặc trưng phục vụ khách hàng. Ðiều phấn khởi là nhiều ngành nghề, làng nghề đã từng bước hiện đại hoá quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phân phối cho thị trường cả nước và nước ngoài.

Trái ngọt trên vùng đất mặn

(CMO) Hơn 10 năm, sau khi Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết 03 về việc tận dụng sân, vườn, bờ bao vuông tôm để đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhận được sự đồng thuận sâu rộng của Nhân dân. Trong bối cảnh mới, Nghị quyết 03 đang được tiếp sức bằng việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, xuất hiện các mô hình sản xuất mới mang lại giá trị kinh tế cao, đa dạng sinh kế cho nông dân. Xã Phú Mỹ anh hùng trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế nông thôn phù hợp, linh hoạt, hiệu quả và bền vững trên vùng đất mặn.

Sản phẩm OCOP không chạy theo thành tích

(CMO) Những năm gần đây, các tổ, hội đồng cấp huyện và thành phố, hội đồng tỉnh rất nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ thẩm định, đánh giá các sản phẩm OCOP. Nghiêm khắc, công tâm, trách nhiệm, đó là tinh thần làm việc của các tổ, hội đồng thẩm định, vì mục tiêu cao nhất là chất lượng và sự bền vững của sản phẩm OCOP.

Hợp sức để phát triển bền vững

(CMO) Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Cà Mau (Liên hiệp) thành lập cuối năm 2021. Vượt qua khó khăn ban đầu, đến nay, Liên hiệp đang dần ổn định, hứa hẹn là “đầu mối” tập hợp trao đổi, mua bán đặc sản của tỉnh và các địa phương ngoài tỉnh, mở ra hướng đi mới cho kinh tế HTX tỉnh Cà Mau.

Hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử

(CMO) Nhằm tăng cường các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại, thời gian qua, ngành công thương tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả các đề án khuyến công, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh nói chung, huyện Ðầm Dơi nói riêng quảng bá, marketing website bán hàng của đơn vị mang lại hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh, từng bước góp phần vào lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.