ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 07:04:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða canh trong vuông tôm

Báo Cà Mau (CMO) Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, những năm gần đây, nhiều người dân xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước nuôi xen canh tôm, cua, vọp trên cùng diện tích, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Với diện tích đất sản xuất 2 ha, ngoài nuôi tôm, cua…, gia đình ông Trần Văn Thiệu, ấp Bùng Binh còn thả nuôi vọp vào cùng. Hình thức thâm canh này nhằm giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ông Thiệu kể: “Khoảng hơn 3 năm trước, ban đầu từ vài ký vọp là quà biếu của người bà con, tôi đem thả nuôi thử xen canh trên diện tích đất vuông. Thấy đạt hiệu quả nên đã đầu tư vốn tìm mua vọp giống ở tỉnh Kiên Giang về mở rộng diện tích và duy trì đến nay. Vọp là loài có sức đề kháng tốt, phù hợp với đồng đất của địa phương, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ vọp ngày càng cao, nhiều khi không đủ cung cho khách đặt hàng”.

Theo ông Thiệu, mô hình nuôi vọp kết hợp rất phù hợp cho các hộ nuôi tôm - cua, chi phí đầu tư thấp, người nuôi chỉ tốn khoản tiền mua con giống. Trong quá trình nuôi, không cần bổ sung thức ăn như các đối tượng nuôi khác, vọp chủ yếu ăn nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có như mùn bã, vi sinh vật, tảo đáy… Qua đó, giúp cải tạo được môi trường nước tốt, hạn chế dịch bệnh.

Vọp sau 6 tháng thả nuôi sẽ cho thu hoạch. Với 500 kg vọp giống, bình quân cho năng suất 1 tấn vọp thương phẩm (25-30 con/kg), tỷ lệ sống của vọp đạt từ 99-100%. Với giá bán hiện nay từ 55.000-60.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Thiệu lợi nhuận 50-55 triệu đồng. Nếu cộng các khoản thu nhập từ mô hình kết hợp, mỗi năm gia đình ông thu lãi 150 triệu đồng.

Người dân xã Hưng Mỹ có thu nhập ổn định từ nuôi vọp thương phẩm trong vuông tôm.

Từ kinh nghiệm nuôi tôm - cua kết hợp vọp, ông Thiệu chia sẻ: “Ðặc điểm của vọp phụ thuộc vào điều kiện độ mặn, thường thời điểm thích hợp để thả vọp bắt đầu từ tháng 4-8 (âm lịch), nếu yếu tố môi trường thuận lợi thì tỷ lệ sống cao, ít hao hụt và tốc độ sinh trưởng của vọp rất nhanh. Ðặc biệt, để nuôi hiệu quả, ngoài chọn con giống ở những cơ sở uy tín, tôi còn tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật để có kiến thức áp dụng mô hình”.

Với thành công này, ông Thiệu tận tình giới thiệu cho bà con trong xóm. Anh Nguyễn Vũ Công, ở ấp Rau Dừa B, chia sẻ: “Học hỏi ông Thiệu, tôi đã mua vọp giống về nuôi trên diện tích đất vuông. Vụ đầu này, sau hơn 3 tháng chăm sóc, vọp sinh trưởng và phát triển tốt, đang chờ đến ngày thu hoạch”.

Không chỉ là người tiên phong nuôi vọp ở địa phương, ông Thiệu ngoài cung cấp vọp thương phẩm cho thị trường, còn cung cấp vọp giống cho người nuôi trong tỉnh.

Ông Trịnh Quốc Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ, cho biết: “Hình thức nuôi ghép đa dạng vật nuôi trên cùng diện tích đã nâng cao hiệu quả và duy trì tính ổn định vùng nuôi. Nếu trước đây, chỉ riêng hộ ông Trần Văn Thiệu lựa chọn mô hình nuôi ghép vọp trong vuông thì hiện nay đã có hàng chục hộ đang theo hướng phát triển này. Ðây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, cùng địa phương xây dựng NTM”./.

 

Tiểu Ái

 

Những nông dân năng động làm giàu

Toàn tỉnh hiện có 10 câu lạc bộ (CLB) nông dân tỷ phú, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Các CLB đã kết nối nhiều ngành nghề, liên kết trong sản xuất, phát huy tối đa hiệu quả mô hình; là điểm sáng trong phong trào thi đua sản xuất ở địa phương.

Cơ hội làm giàu bền vững cho nông dân

Trong năm 2023, nông dân huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả cao.

“Lên bờ, xuống ruộng”

Lúa lên bờ, hoa màu xuống ruộng; mô hình canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu, mà mọi người hay ví von là mô hình “lên bờ, xuống ruộng”, đã biến những mảnh đất hoang hoá thời kinh tế mới ngày nào của kênh So Ðũa, Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời trở nên trù phú, vạn người mê.

Khá giả nhờ sò huyết

Hiện nay, trên địa bàn xã Trần Thới (huyện Cái Nước) có 510 hộ nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm với hơn 1.000 ha. Trong bối cảnh giá tôm sụt giảm, con sò huyết trở thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân nơi đây vươn lên khá giả.

Làm giàu nhờ chuyển đổi sản xuất phù hợp

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn TP Cà Mau phát triển nhanh.

Ða canh phù hợp cho thu nhập cao

Với 10 công đất canh tác, ông Lê Hoàng Liêm, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, thực hiện nhiều mô hình kết hợp, tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất, mang lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Làm giàu ở quê mới

(CMO) Rời quê hương, lập nghiệp nơi đất khách quê người, với ý chí vượt khó vươn lên, ông Nguyễn Ðình Bộ (Ấp 5, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Ða canh làm giàu

(CMO) Từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện U Minh, xuất hiện nhiều nông dân có cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế tại hộ gia đình. Gia đình anh Trương Văn Thơi và chị Phạm Thị Cẩm Tú, Ấp 9, xã Khánh Thuận, là một điển hình.

Ða dạng cách làm giàu

(CMO) Phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có của địa phương, những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, phát triển tích cực. Các mô hình kinh tế hiệu quả dần được nhân rộng trong hội viên, qua đó góp phần cải thiện đời sống kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.

Ông Giàu làm giàu từ vườn nhãn

(CMO) Tại ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, có vườn nhãn hơn 20 năm tuổi đang cho trái sum suê và trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng cho du khách gần xa.