ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 15:06:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể mẹ sống vui, sống khoẻ

Báo Cà Mau Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, huyện Ngọc Hiển luôn đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống các gia đình chính sách, người có công với nước. Chung tay thực hiện nhiệm vụ này có các cấp hội phụ nữ, nhất là việc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), xem đây là trách nhiệm, việc làm ý nghĩa, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với các mẹ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước.

Hội phụ nữ xã Tân Ân và lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thường xuyên đến thăm hỏi, chúc sức khoẻ mẹ Gặp.

Những ngày này, ngôi nhà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Gặp ở ấp Nhà Diệu, xã Tân Ân, rất ấm áp, rộn ràng với sự quan tâm, thăm hỏi của các cấp, các ngành; trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Ân cùng Ðồn Biên phòng Rạch Gốc, là đơn vị nhận chăm lo, phụng dưỡng mẹ suốt đời. Ðược biết, mẹ Gặp có chồng và con trai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hiện mẹ đang sống với người con trai út. Dù ở tuổi 90, đi lại khó khăn nhưng mẹ vẫn còn minh mẫn. Mẹ vui vẻ: “Nay được chính quyền địa phương đến thăm, mẹ vui và phấn khởi lắm. Tuổi già đi lại khó khăn nên có ai đến thăm hỏi, mẹ được an ủi phần nào. Chỉ mong có nhiều sức khoẻ để sống lâu với con cháu”.

Hội LHPN xã Tân Ân nhận phụng dưỡng mẹ Gặp suốt đời.

Ông Trần Văn Chuột, con mẹ Gặp, cho biết: “Ðược sự quan tâm của các cấp, các ngành và Hội LHPN xã thường xuyên hỏi thăm tình hình sức khoẻ của mẹ, tôi thấy rất vui. Gia đình có truyền thống cách mạng nên lúc nào tôi cũng giáo dục con cháu noi theo gương cha anh đi trước, để góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển”.

Toàn huyện Ngọc Hiển có 49 Mẹ VNAH, hiện duy nhất 1 mẹ còn sống là Mẹ VNAH Nguyễn Thị Gặp. Chị Hứa Minh Quang, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Ân, thông tin: “Công tác phụng dưỡng Mẹ VNAH được chúng tôi xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội hằng năm. Cùng với việc chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện tốt việc chăm lo, phụng dưỡng Mẹ VNAH, hội cũng phối hợp với các cấp, các ngành thường xuyên đến nhà mẹ thăm hỏi, tặng quà và chăm lo sức khoẻ, chia sẻ, động viên giúp mẹ và gia đình có thêm động lực tinh thần vươn lên trong cuộc sống”.

“Hội sẽ tiếp tục phối hợp với Trạm Y tế xã hằng tháng đến nhà thăm khám sức khoẻ cho mẹ. Trên địa bàn huyện chỉ còn duy nhất mẹ Gặp là Mẹ VNAH còn sống nên hội sẽ quyết tâm chăm lo tốt nhất cho mẹ”, chị Quang chia sẻ.

Việc nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời Mẹ VNAH không chỉ thể hiện sự tri ân, tình cảm sâu sắc của các cấp hội phụ nữ đối với công lao to lớn, sự hy sinh thầm lặng của các mẹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà qua đó còn góp phần giáo dục truyền thống cho chị em hội viên phụ nữ trên địa bàn trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương.

Bà Tăng Ngọc No, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Hiện nay, việc chăm lo, phụng dưỡng Mẹ VNAH cũng như các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng được huyện Ngọc Hiển quan tâm chu đáo... Ðối với mẹ Gặp, vào các ngày lễ, Tết, Hội LHPN phụ nữ huyện, xã Tân Ân cùng với Ðồn Biên phòng Rạch Gốc đều thành lập đoàn đến gia đình thăm hỏi, chúc sức khoẻ để động viên tinh thần giúp mẹ sống vui, sống khoẻ”./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Vinh quang bất tử

Mỗi câu chuyện từ những nhân chứng đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đều là những trang sử sống quý giá, sinh động, mà may mắn thay, hậu thế chúng tôi, những người không biết đến bom đạn chiến tranh còn có thể nghiêng mình chiêm ngưỡng.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần II: Diễn biến, kết quả của chiến dịch

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng. Với địa hình hiểm trở, việc kéo pháo vào tập trung tại trận địa đã vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần I: Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp và sự chỉ đạo chiến lược của ta

70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024) là chiến thắng vĩ đại đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Ý nghĩa, tầm vóc, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca bất diệt của thời đại Hồ Chí Minh

Đúng ngày này 70 năm trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non (thơ Tố Hữu), bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ trao trên nóc hầm Đờ Cát, vào giữa tim con nhím Điện Biên Phủ, kết liễu số phận của nó.

Ðong đầy ký ức Ðiện Biên

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những năm tháng mãi trong tim...

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.

Vẹn nguyên giá trị ngày toàn thắng

49 năm, ngót nửa thế kỷ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với tầm vóc lịch sử đã được đúc kết: “Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Báo cáo chính trị tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ IV của Ðảng).

Ðội quân kiến vàng

Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một số địa phương ở miền Nam, như Bến Tre, sáng tạo cách đánh giặc bằng hầm chông kết hợp ong vò vẽ, làm cho kẻ địch bao phen bạt vía... Ở Cà Mau, lại có loại vũ khí lợi hại chẳng kém ong vò vẽ, khiến quân nguỵ bị một phen điếng hồn, bỏ chạy, đó là “đội quân kiến vàng”, không phải nuôi và cũng không huấn luyện gì.