ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 08:28:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể phát huy lợi thế khu công nghiệp, khu kinh tế

Báo Cà Mau Hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông, điện, nước, xử lý nước thải tập trung... là một trong những nhân tố quan trọng để mời gọi đầu tư cũng như cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những hạn chế đang tồn tại ở các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh.

Khu KKT Năm Căn hiện nay hạ tầng giao thông còn rất hạn chế. (Ảnh: Chí Diện)

Hiện nay toàn tỉnh có 3 KCN (Hoà Trung, Khánh An và Sông Ðốc); 1 KKT (Năm Căn). Với nỗ lực trong mời gọi đầu tư, các KKT, KCN, đã có 51 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực, có tổng vốn đăng ký hơn 21.088 tỷ đồng. Ðến thời điểm này có 30 dự án đã đi vào hoạt động và 21 dự án đang giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Lĩnh vực hoạt động của các DN chủ yếu tập trung vào chế biến thuỷ sản, thức ăn và phế phẩm, công nghiệp chế biến khí, bao bì, vật liệu xây dựng... Các dự án đầu tư trong các KKT, KCN không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo ra việc làm ổn định cho hơn 2.930 lao động địa phương.

Tuyến bờ Nam Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) được xây dựng là một trong những điều kiện để mời gọi đầu tư vào KCN Sông Ðốc.

Tuyến bờ Nam Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) được xây dựng là một trong những điều kiện để mời gọi đầu tư vào KCN Sông Ðốc.

Dù đã mang lại nhiều hiệu quả, song, nhìn một cách tổng thể, các DN đang hoạt động hiện nay tại các KKT, KCN chủ yếu là thuộc nhóm vừa và nhỏ. Cụ thể, chỉ có 5 DN thuộc quy mô lớn; còn lại 46 DN vừa và nhỏ, chiếm 90% tổng số DN trong KCN, KKT (theo các tiêu chí được quy định tại Nghị định 80/2021/NÐ-CP ngày 26/8/2021).

Việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các DN trong các KKT, KCN cũng như việc tiếp tục mời gọi đầu tư vào đây đang gặp không ít khó khăn. Bên cạnh những khó khăn về vốn, thị trường, nguồn nguyên liệu... thì mức độ đáp ứng hạ tầng kỹ thuật như nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống giao thông... hiện nay đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong KKT, KCN được đánh giá chỉ đạt ở mức trung bình đến mức thấp.

Theo ông Bùi Ðức Bình, Phó giám đốc Công ty TNHH A Hủi Aquabest trong KCN Khánh An, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, cùng với sự giúp sức của chính quyền các cấp, công ty đã vượt qua những giai đoạn có thể nói là khó khăn nhất. Ðể tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đơn vị đang từng bước kiện toàn lại tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công ty rất cần hỗ trợ hạ tầng, nhất là tuyến đường nối vào KCN Khánh An (Ðường D6) xuất hiện nhiều ổ gà và bị ngập nước sau khi mưa, gây khó khăn cho phương tiện đi lại, cần sớm được nâng cấp.

Tuyến Ðường D6 đấu nối vào KCN Khánh An đã xuống cấp, cần được nâng cấp.

Tuyến Ðường D6 đấu nối vào KCN Khánh An đã xuống cấp, cần được nâng cấp.

Hạ tầng trong KKT Năm Căn hiện nay cũng đang tạo ra không ít khó khăn cho công tác mời gọi đầu tư vào nơi đây. Thời gian qua, dù đã rất nỗ lực nhưng cả KKT cũng chỉ được bố trí nguồn kinh phí khoảng 1 ngàn tỷ đồng để đầu tư tuyến đường trục chính và hiện cũng đã bắt đầu xuống cấp.

Liên quan đến hạ tầng KKT Năm Căn, theo ông Ngô Quốc Nam, Phó giám đốc Phụ trách Cảng Năm Căn, chia sẻ, sau hơn 10 năm, kể từ khi KKT Năm Căn được hình thành, nhưng đường sá vẫn chưa thuận lợi, gần như chỉ có một trục đường, nhưng cũng đã xuống cấp. Từ đó, việc mời gọi đầu tư vào KKT đang gặp khó khăn và Cảng Năm Căn cũng không thể phát triển được.

Phát triển hạ tầng ở các KKT, KCN là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh. Ðể cải thiện hạ tầng trong KKT, KCN, ông Hứa Minh Hữu, Phó trưởng ban Quản lý KKT, cho biết, Ban đang quyết liệt triển khai giải pháp mời gọi đầu tư kinh doanh hạ tầng trong KKT, KCN. Hiện nay, Ban đang tiến hành duy tu, sửa chữa tuyến đường trong KKT Năm Căn, làm phương án đấu nối KCN Hoà Trung vào tuyến tránh Quốc lộ 1. Riêng đối với tuyến D6, đấu nối trong KCN Khánh An, trước mắt đã có kế hoạch tiến hành duy tu, sang năm 2025 sẽ tiến hành nâng cấp. Ðồng thời, đề xuất nạo vét cửa Bồ Ðề phục vụ khai thác vận chuyển cho KKT qua Cảng Năm Căn.

Sự phát triển của KCN, KKT không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, mà còn nâng cao đời sống cho người dân, đưa Cà Mau vươn mình hội nhập với nền kinh tế của cả nước, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực. Theo đó, tỉnh đang triển khai các giải pháp xúc tiến đầu tư hạ tầng KCN, KKT. Cụ thể, tiến hành lập quy hoạch KCN Tắc Thủ (KCN Khánh An mở rộng) và điều chỉnh quy hoạch chung KKT Năm Căn để mời gọi đầu tư.

KCN Khánh An (huyện U Minh). Ảnh: CHÍ DIỆNKCN Khánh An (huyện U Minh). Ảnh: CHÍ DIỆN

Ðược biết, Ban Quản lý KKT đã rà soát, lập danh mục đối với 21 dự án đang triển khai thực hiện để có hướng hỗ trợ hoặc đề xuất cấp thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các DN triển khai đúng tiến độ đã được cấp phép. "Ban đã thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ DN, nhà đầu tư, dự án đầu tư năm 2024 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 798/QÐ-UBND ngày 4/5/2023 của UBND tỉnh...”, ông Hữu cho biết thêm.

Ðể huy động nguồn lực đầu tư kiện toàn hạ tầng kỹ thuật trong KKT, KCN, hiện tỉnh Cà Mau đang mời gọi đầu tư 5 danh mục dự án mới đã phê duyệt năm 2022, 2023 và những năm tiếp theo. Cụ thể như, Dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hoà Trung (326 ha); Dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Khánh An mở rộng (345 ha); các dự án đầu tư kinh doanh thuộc các phân khu chức năng của KKT Năm Căn (10.800 ha); Dự án đầu tư Khu Dịch vụ dân cư Năm Căn, KKT Năm Căn (57,5 ha) và Khu đô thị Dịch vụ - Du lịch sinh thái Năm Căn, KKT Năm Căn (169,3 ha).

Những dự án hạ tầng kỹ thuật quan trọng này nếu được triển khai hoàn thành sẽ là nền tảng phát huy những lợi thế vượt trội và tiềm năng phát triển mạnh mẽ các KCN, KKT. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững./.

 

Nguyễn Phú

 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024

Ngày 25/10/2024, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất thực phẩm” tại Cơ sở Sản xuất, mua bán chuối và dịch vụ quảng cáo Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Agribank kết nối ngân hàng với doanh nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo sự chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chiều 25/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình kết nối với 11 doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần có kế hoạch cụ thể để "chạy nước rút"

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Dù đã triển khai nhiều giải pháp, thậm chí UBND tỉnh đã có văn bản phê bình, song tiến độ giải ngân đến hết quý III vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.