Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.
- Nỗ lực duy trì nghề truyền thống
- Nắng ấm làng nghề
- Giữ nghề truyền thống
- Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc
Hầu hết các nghề truyền thống phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là vào vụ Tết. Tại các làng nghề như: khô cá bổi, khô cá cơm, cá khoai, chuối sấy, tôm khô, mắm, đan đát, thủ công mỹ nghệ... luôn nhộn nhịp. Người dân tất bật thu mua nguyên liệu và nhanh chóng vận chuyển, đưa vào chế biến ngay, để có được sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường.
Trong những tháng cuối năm, ngành công thương, nông nghiệp tỉnh tổ chức nhiều phiên hội chợ, chương trình xúc tiến thương mai, kết nối giao thương trong và ngoài tỉnh, nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm cho nông dân. Vì vậy, các làng nghề chế biến nông sản đều tăng công suất.
Ðể hỗ trợ các làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển, nhiều địa phương trong tỉnh đã tiến hành hướng dẫn bà con nông dân xây dựng thương hiệu và sản xuất theo quy trình OCOP, gắn phát triển kinh tế làng nghề với du lịch sinh thái. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nghề làm bánh phồng ở xã An Xuyên, TP Cà Mau.
Nghề đan đát xã Tân Bằng mỗi năm cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước hàng ngàn tấm mê bồ, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nghề làm ruốc khô ấp Kênh Hòn, xã Khánh Bình Tây đang phát triển mạnh mẽ, đây là một trong những sản phẩm tiềm năng để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.
Làng nghề truyền thống chuối sấy Trần Hợi có trên 60 năm tồn tại, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm chuối sấy, chuối khô.
Nghề làm tôm khô ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi.
Anh Duy thực hiện