ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 19:18:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giáo dục Ngọc Hiển: Bước chuyển mình ấn tượng

Báo Cà Mau Năm 2004, khi mới chia tách, toàn huyện Ngọc Hiển có 27 trường (3 trường mẫu giáo, 18 trường tiểu học, 6 trường THCS); có 4/7 đơn vị trắng về ngành học mầm non (Viên An Ðông, Tam Giang Tây, Tân Ân và Tân Ân Tây); chưa có trường THPT. Không có đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia, không có xã, thị trấn nào hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS.

Năm 2004, khi mới chia tách, toàn huyện Ngọc Hiển có 27 trường (3 trường mẫu giáo, 18 trường tiểu học, 6 trường THCS); có 4/7 đơn vị trắng về ngành học mầm non (Viên An Ðông, Tam Giang Tây, Tân Ân và Tân Ân Tây); chưa có trường THPT. Không có đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia, không có xã, thị trấn nào hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS.

Phó Trưởng Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hiển Bùi Thanh Minh nhớ lại: Khó khăn chồng chất, thiếu thốn đủ bề. Toàn huyện lúc đó (năm 2004) có 329 phòng học nhưng chỉ có 10 phòng cơ bản, 161 phòng bán cơ bản, còn lại 158 phòng học bằng cây lá tạm bợ nên phải tổ chức dạy ca 3 tới 7 lớp.

Trường, lớp của huyện giờ không còn tình trạng tạm bợ. (Trong ảnh: Trường Tiểu học 3, xã Đất Mũi).

Bài toán nan giải lớn nhất là phải khắc phục tình trạng 60% các điểm trường không có nhà vệ sinh “đúng chuẩn”. Tất cả các trường không có thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, không có phòng chức năng, không có hàng rào để tách biệt khuôn viên trường học với khu dân cư, sân trường thường xuyên bị ngập nước, không có chỗ vui chơi cho học sinh sau những giờ học.

Vào thời điểm chia tách, toàn huyện có 454 giáo viên. Thầy Bùi Thanh Minh chia sẻ: “Mẫu giáo có 10 giáo viên, trong khi nhu cầu đủ phải là 90 giáo viên. Tương tự, tiểu học cũng thiếu 80 giáo viên, THCS thiếu 45 giáo viên, nhân viên thiếu đến 130 người. Ngành giáo dục huyện lại phải đương đầu với khó khăn mới: mỗi năm có từ 40-50 giáo viên xin chuyển công tác, tình trạng thiếu giáo viên diễn ra gay gắt ở đầu các năm học”.

Bứt phá

Bằng tất cả nghị lực vượt khó, trách nhiệm, triệt để tận dụng các chương trình mục tiêu: kiên cố hoá trường, lớp, xây dựng nhà công vụ; dự án trẻ khó khăn, Chương trình SEAQAP; đề án xoá xã trắng về ngành học mầm non của UBND tỉnh Cà Mau; kế hoạch khắc phục tình trạng thiếu nhà vệ sinh hợp vệ sinh của UBND tỉnh Cà Mau; kinh phí đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; chủ trương ưu tiên đào tạo giáo viên mẫu giáo, tiểu học cho huyện…, giáo dục huyện Ngọc Hiển bắt đầu chuyển mình.

Từ các nguồn vốn, đề án, kế hoạch, huyện đã bắt tay xây dựng mới 388 phòng học, trong đó cơ bản 231 phòng, còn lại là bán cơ bản, không còn phòng học tạm bợ, không còn tình trạng học 3 ca do thiếu phòng học. 27/27 trường tiểu học, THCS, THPT có thư viện đạt chuẩn; 100% các điểm trường trung tâm có phòng thí nghiệm, thực hành, phòng chức năng, có hàng rào tường để tách biệt khuôn viên trường học với khu dân cư. Sân trường được đắp cao, tạo nơi vui chơi cho học sinh sau những giờ học. 100% điểm trường có nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Không còn tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên ngại khó xin chuyển công tác khỏi Ngọc Hiển, đến nay, ngành giáo dục huyện đã sở hữu đội ngũ cán bộ, giáo viên 689 người, cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở các ngành học, cấp học.

Nhờ đó, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu học tập của con em Nhân dân trong huyện. Ðến nay, toàn huyện có 34 trường (7 trường mẫu giáo, 20 trường tiểu học, 5 trường THCS, 2 trường THPT); không còn xã trắng về ngành học mầm non; có 15/32 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 46,88%; 7/7 đơn vị xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Huyện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2009, phổ cập giáo dục THCS năm 2008 và được duy trì liên tục từ đó đến nay; 4/7 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

“Ðó là thành quả lớn nhất mà chúng tôi có được sau hơn 10 năm tái lập huyện. Trên đà phát triển, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục lên bước cao hơn khi đang hoàn thành thủ tục trình Sở GD&ÐT công nhận 3 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hiển Hoàng Ngọc Hùng phấn khởi./.

Bài và ảnh: Phong Phú

Vành đai xanh thành phố

(CMO) Việc triển khai thực hiện Ðề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP theo hướng nông nghiệp đô thị bước đầu mang lại hiệu quả.

Cán bộ giúp dân giảm nghèo

(CMO) Tác động của thời tiết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 không nhỏ đến tình hình kinh tế của bà con, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nhưng công tác giảm nghèo đạt thành quả nhất định. Đến nay, việc bình xét công nhận hộ nghèo thực hiện công tâm, khách quan, không chạy theo thành tích. Mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ được phân công hỗ trợ, giúp đỡ ấp, khóm có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, góp phần làm thay đổi ý thức, tư duy cho hộ nghèo.

Phú Mỹ thực hiện cao điểm xây dựng nông thôn mới

Năm 2016, xã Phú Mỹ là một trong các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Tân và tỉnh Cà Mau. Ðể giúp xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, đầu năm 2016, huyện Phú Tân phân công cán bộ chủ chốt một số ngành, đoàn thể huyện trực tiếp xuống địa bàn giúp xã và cùng vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng đất Thới Bình vào vụ hè thu

Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Xây dựng TP Cà Mau trở thành đô thị xanh

Nằm trong tiến trình xây dựng và chỉnh trang đô thị, thời gian qua, công tác trồng và bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP Cà Mau đang được đặc biệt quan tâm.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở rất quan trọng, vì thế trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, đảm bảo thống nhất sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên làm nòng cốt để vận động Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nở rộ những mùa hoa dâng Bác

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần lớn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đều nhận thức được những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác. Sau học tập, mỗi cá nhân có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, nâng cao ý thức, đáp ứng tốt yêu cầu lao động, sản xuất và công tác. Qua học tập, có 4.120 đảng viên, gần 79.300 lượt đoàn viên, hội viên và Nhân dân đăng ký “làm theo”.

Thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới

Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích, tình nguyện. Chính vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để cùng với huyện thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia này.

Khánh Hải: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng qua hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã dần thay đổi. Ðây là động lực để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hải tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Khánh Hải về đích trong xây dựng nông thôn mới", Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Huỳnh Mạnh Chiến cho biết.

Năm Căn thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ

Ðể phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Năm Căn, đặc biệt là khu trung tâm huyện, hiện nay, huyện Năm Căn tiếp tục mời gọi đầu tư vào chợ Năm Căn.