ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 11:17:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không ngừng phát huy phẩm chất cao đẹp của thanh niên xung phong

Báo Cà Mau Ngày 15/7/1950, Trung ương Ðảng, Bác Hồ, Ðảng, Ðoàn Thanh vận quyết định thành lập Thanh niên xung phong (TNXP) tại Nà Tu, Bắc Giang, đến nay đã tròn 66 năm. Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn hết lòng chăm lo, giáo dục, coi TNXP là đội quân xung kích của cách mạng, vừa hồng, vừa chuyên.

Ngày 15/7/1950, Trung ương Ðảng, Bác Hồ, Ðảng, Ðoàn Thanh vận quyết định thành lập Thanh niên xung phong (TNXP) tại Nà Tu, Bắc Giang, đến nay đã tròn 66 năm. Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn hết lòng chăm lo, giáo dục, coi TNXP là đội quân xung kích của cách mạng, vừa hồng, vừa chuyên.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng TNXP luôn có mặt ở những nơi có điều kiện khó khăn nhất, tại các chiến trường ác liệt nhất, ngày đêm phục vụ chiến đấu, bất chấp bom đạn của kẻ thù. Từ Chiến dịch biên giới Cao - Bắc - Lạng (năm 1950), khi lực lượng TNXP vừa mới ra đời cho đến Chiến dịch Ðiện Biên Phủ (năm 1954) và sau này hàng loạt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lúc nào, ở đâu cũng có mặt lực lượng TNXP và TNXP luôn tỏ rõ vai trò của người lính xung kích trên tất cả các mặt trận. Từ tải đạn, cứu thương, mở đường đến thu dọn chiến trường với ý chí kiên cường, chủ động, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

TNXP Cà Mau thắp hương, dâng hoa viếng Bác tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phường 1, TP Cà Mau.   Ảnh: HUỲNH CHÂU

Khi hoà bình lập lại, trong công cuộc xây dựng đất nước, TNXP cũng luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất khi Ðảng và Nhân dân cần. Trong những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước, lực lượng TNXP đã cống hiến sức trẻ xây dựng nhiều công trình quan trọng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Lịch sử hào hùng của dân tộc qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn của lực lượng TNXP anh hùng. Những đơn vị, những con người, những cung đường, những trọng điểm... đã đi vào lịch sử.

Máu của hàng vạn TNXP đã thắm đẫm trên các chiến trường, từ Ðiện Biên đến cung đường 1C huyền thoại. Biết bao cô gái, chàng trai đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, lập nên những kỳ tích anh hùng, dệt nên những huyền thoại bất tử, tô đậm thêm trang sử vàng vẻ vang của dân tộc và là biểu tượng rực rỡ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thanh niên Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Trở lại những năm đầu của thập niên 60, thế kỷ XX, khi hàng chục vạn quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam nước ta để đàn áp phong trào cách mạng, vấn đề phục vụ bộ đội chủ lực trên các chiến trường, mở đường vận chuyển hàng quân sự, cứu thương... trở nên cấp bách. Không thể sử dụng lực lượng dân công thông thường được nữa mà đòi hỏi phải có một lực lượng phục vụ đặc biệt, cơ động, linh hoạt, sáng tạo, sát cánh cùng bộ đội chủ lực trên tất cả các chiến trường.

Từ yêu cầu cấp thiết đó, Ðại hội Ðoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ nhất (tháng 3/1965) đã phát động phong trào 5 xung phong, đó là:

1- Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.

2- Xung phong tòng quân giết giặc.

3- Xung phong đấu tranh chính trị ở đô thị và vùng ven.

4- Xung phong phục vụ tiền tuyến, đi TNXP phục vụ chiến trường.

5- Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.

Ðây là chủ trương đáp ứng được mọi nguyện vọng của thanh niên miền Nam, vừa tạo cơ hội để phát huy hết tài năng, sức cống hiến của mọi tầng lớp thanh niên, vừa là điều kiện để Nhân dân nói chung, lực lượng thanh niên nói riêng, đoàn kết, chung sức, chung lòng góp công, góp của phục vụ kháng chiến trong giai đoạn đất nước đang cần sức mạnh của toàn dân tộc, đặc biệt là của tuổi trẻ.

Tháng 3/1966, Tỉnh đoàn Cà Mau được Tỉnh uỷ cho phép phát động phong trào 5 xung phong, trong đó có tổ chức thoát ly, bán thoát ly và cơ sở. Chỉ vài tháng sau đó, Tỉnh đoàn Cà Mau đã tổ chức Ðại đội TNXP mang tên Anh hùng Nguyễn Việt Khái đi hoạt động ở chiến trường miền Ðông, và tiếp tục thành lập 2 Ðại đội: Việt khái II, Việt Khái III, hoạt động tại chiến trường Tây Nam Bộ (1C).

Đồng thời, thành lập 3 đại đội Quyết Thắng, hoạt động tuyến đường 1C và địa bàn tỉnh nhà, với hàng ngàn thanh niên tình nguyện tham gia. Ngoài ra, còn thành lập 2 đại đội TNXP tuyên truyền vũ trang và TNXP ở cơ sở. Các lực lượng này đã ngày đêm sát cánh cùng bộ đội và các tổ chức chính trị phục vụ chiến đấu và chiến đấu, góp phần to lớn tạo nên cung đường 1C huyền thoại.

Trải qua cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Cà Mau có 1 tập thể TNXP tỉnh Cà Mau và 4 liệt sĩ được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, 131 đồng chí được công nhận liệt sĩ, trên 100 đồng chí là thương binh.

Sau ngày hoà bình lập lại, đa số cựu TNXP Cà Mau đều có cuộc sống khó khăn. Với tinh thần “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Ðào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”, Cựu TNXP Cà Mau đã đoàn kết giúp nhau phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Hiện nay, hầu hết cựu TNXP Cà Mau đều có cuộc sống từ trung bình trở lên. Hộ khó khăn luôn nhận được sự sẻ chia, động viên, giúp đỡ của đồng đội, của các cấp Hội Cựu TNXP. Hàng trăm căn nhà “Nghĩa tình đồng đội” được xây dựng trị giá nhiều tỷ đồng; hàng trăm sổ tiết kiệm; hàng ngàn phần quà được trao tặng cho những hoàn cảnh khó khăn...

Kiên định lập trường, giữ vững phẩm chất TNXP, phát huy cao độ tinh thần “xung phong”, đoàn kết vượt khó, thoát nghèo, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cựu TNXP đã thể hiện rõ sự nêu gương sáng. Họ đã phấn đấu hết mình theo điều kiện hiện tại cho phép, góp phần cùng đơn vị, địa phương thực hiện thành công công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Như Bác Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Tôi luôn coi TNXP như bộ đội, vì trong phẩm chất của TNXP có phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ”, phẩm chất của TNXP, phẩm chất người lính,trong thời chiến đang toả sáng giữa thời bình./.

Trần Duy Tôn

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Tự hào tiếp nối truyền thống

Ðại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Từ sau mốc son lịch sử chói lọi ấy, công cuộc 50 năm kiến thiết đã mang đến cơ đồ, tiềm lực, vị thế cho đất nước hôm nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên con tàu Tổ quốc vươn mình, Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam, vững vàng tạo lập diện mạo mới tươi đẹp bằng những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Ðể rồi hôm nay, những người con của quê hương rất đỗi tự hào, vững tin và thêm động lực chung sức xây dựng Cà Mau ngày thêm giàu đẹp...

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.

Tự hào lịch sử, khơi mở tương lai

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta, cả dân tộc đã làm nên Ðại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ðây là mốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, như Văn kiện Ðại hội lần thứ IV của Ðảng (1977) tổng kết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.