ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 15:04:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm theo Bác góp sức xây dựng quê hương - Bài 4: Tạo "quyền năng" kinh tế

Báo Cà Mau (CMO) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, người phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ mà người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực”. Ghi nhớ lời dạy của Người, gắn với điều kiện thực tiễn địa phương, phụ nữ Cà Mau không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành và khẳng định mình trong mọi lĩnh vực.

Trong số đó, mục tiêu xây dựng quyền năng kinh tế cho phụ nữ thông qua các phong trào khởi nghiệp, mô hình kinh tế mới đã tạo được những dấu ấn vô cùng tốt đẹp, tạo sức lan toả mạnh mẽ.

Mở đường cho phụ nữ làm giàu

Hơn 5 năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững với nhiều bước đột phá, đổi mới sáng tạo và đạt kết quả khá toàn diện. Triển khai Ðề án 939 của Thủ tướng Chính phủ “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, phong trào hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, các cấp hội nỗ lực quyết tâm triển khai thực hiện kịp thời, theo hướng huy động, tích hợp nhiều nguồn lực từ các chương trình phối hợp, đề án khởi nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Chị Phạm Thị Dung, Giám đốc HTX bồn bồn Minh Duy (huyện Cái Nước) tham gia hội nghị trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP vào tháng 3/2022, do tỉnh Cà Mau đăng cai tổ chức.

Theo bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau: “Việc hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế từng lĩnh vực, ngành nghề; tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức Ngày phụ nữ khởi nghiệp, Chợ phiên khởi nghiệp, quảng bá giới thiệu, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong, ngoài tỉnh và khu vực. Khẳng định rằng phụ nữ Cà Mau không chỉ biết làm kinh tế, mà còn giỏi làm kinh tế và làm giàu từ chính nội lực của mình”.

Ðặc biệt, năm 2021, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh xét chọn có 4/35 ý tưởng/dự án của hội viên phụ nữ đủ điều kiện hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện (Hợp tác xã (HTX) Ba khía Ðầm Dơi - Sản phẩm xây dựng thương hiệu quê hương; HTX Mắm mào gà; Tôm rang Ngọc Giàu; Nhân nuôi nấm dược liệu đông trùng hạ thảo). Với nhiều hoạt động thúc đẩy, tạo hiệu ứng tích cực, trở thành phong trào hành động lan toả sâu rộng trong cộng đồng về sáng tạo khởi nghiệp. Trong 5 năm, các cấp hội hỗ trợ gần 1.000 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Các mô hình tổ chức sản xuất phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ được các cấp hội phát huy nhân rộng điển hình, nâng cao chất lượng hoạt động và đi vào chiều sâu. Hội hỗ trợ thành lập và quản lý 129 HTX/tổ hợp tác, trong đó thành lập mới 11 HTX.

Ở xóm biển Cái Cám, ấp Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, nơi mà trước đây hầu hết người dân, trong đó có nhiều phụ nữ gần như chỉ biết sống bám biển, với nghề mò sò, bắt ốc, gỡ cá lưới thuê... Nay nhờ tham gia hội, các chị có nơi để tìm đến khi cần được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, tình trạng bạo lực gia đình đã giảm hẳn. Bên cạnh đó, chị em còn có nơi để kiếm ra tiền, thu nhập ổn định. HTX câu kiều, ấp Cái Cám là nơi chị em gắn bó, nương tựa nhau để cùng vươn lên hơn chục năm qua.

Chị Phan Ngọc Bích, Chủ tịch HÐQT, kiêm Giám đốc HTX Câu kiều ấp Cái Cám, cho biết: "Ngày xưa tôi cũng từng cùng chồng đi biển giăng lưới, đánh bắt cá, thấy một người quen giăng câu kiều hiệu quả nên nghiên cứu, rồi bắt chước làm theo. Làm ra sản phẩm, bán cho bà con giăng hiệu quả, rồi dần dần tôi thành lập tổ hợp tác, nay nâng lên HTX. Bình quân mỗi năm xuất bán trên 5.000 gấp câu. HTX tạo việc làm cho trên 30 người, gồm thành viên HTX và chị em trên địa bàn. Mỗi chị em lành nghề có thể làm trên 6 gấp câu/ngày, thu nhập 100.000-200.000 đồng/ngày. Nghề này thường tập trung làm từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau.

“Khi hội viên tham gia, làm ra tiền, chủ động được kinh tế, cùng thu nhập từ nghề đi biển của chồng. Vợ chồng cùng nhau vun vén, chăm lo cho cuộc sống gia đình an yên và hạnh phúc hơn so với trước đây rất nhiều”, chị Bích chia sẻ thêm.

Ðiểm sáng tiêu biểu

Lâu nay, khi nói về con ba khía Cà Mau, nhiều người chỉ biết đến danh tiếng của nghề di sản phi vật thể quốc gia muối ba khía Rạch Gốc (Ngọc Hiển). Thế nhưng, ở Ðầm Dơi, chị Trần Thị Xa, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc đã có lựa chọn táo bạo khi khởi nghiệp từ con ba khía của quê hương. Xuất phát là trí thức trẻ tham gia công tác tại xã Thanh Tùng, chị Xa trăn trở: “Nhiều người mê món ba khía muối, nhưng còn e dè về chất lượng, an toàn. Tại sao Ðầm Dơi mình nguyên liệu ba khía sẵn có mà không tận dụng để khởi nghiệp”.

Chị Trần Thị Xa, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc khởi nghiệp thành công từ con ba khía.

HTX Ba khía Ðầm Dơi ra đời cùng với tâm huyết trọn vẹn của người trẻ, dám dấn thân, dám sáng tạo và có đủ dũng khí như lời dạy của Bác. Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, chị Xa cười: “Khó khăn lắm chớ, muối ba khía coi vậy mà không dễ, làm để bán thì càng phải chỉn chu. Ban đầu chỉ làm ít, giới thiệu người quen, tìm thị trường. Gia đình cũng băn khoăn lắm, nói đang đi làm việc sao lại bỏ về nhà làm... mắm. Dần dà, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng được hoàn thiện hơn, ổn định hơn. Rồi mình có lượng khách hàng nhất định”.

Niềm vui lớn đến với chị Xa và HTX Ba khía Ðầm Dơi khi năm 2020, ý tưởng/dự án “Ba khía Ðầm Dơi - Sản phẩm xây dựng thương hiệu quê hương” đoạt giải Nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cấp tỉnh và của cả khu vực ÐBSCL, được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. Với sự đồng hành, hỗ trợ của tổ chức hội phụ nữ, sự ủng hộ của gia đình, HTX dần lớn mạnh. Hiện sản lượng ba khía muối của HTX đã phủ khắp các tỉnh/thành ÐBSCL, xuất sang một số thị trường nước ngoài, như Ðài Loan, Hàn Quốc, Mỹ. Sản lượng bình quân hàng tháng từ 5-10 tấn, mang về lợi nhuận đáng mơ ước. Chị Xa không chỉ làm giàu riêng cho bản thân, HTX còn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nhàn rỗi, chủ yếu là chị em phụ nữ địa phương, với thu nhập bình quân 6-7 triệu đồng/tháng. Chưa dừng lại ở đó, chị Xa thông qua tổ chức hội phụ nữ, tìm kiếm, kết nối chị em phụ nữ, thanh niên để trở thành các đầu mối tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh bán hàng Online. Với trách nhiệm của người trẻ, một đảng viên, chị Xa tâm niệm: “Mình thành công, trước tiên bản thân, gia đình được nhờ, giúp được xã hội đến đâu mình gắng sức giúp. Vui nhất là bản thân, gia đình và những con người ở Quách Phẩm Bắc này đã góp phần mang những đặc sản, hình ảnh của quê hương Ðầm Dơi đi đến với bạn bè khắp nơi”.

Cùng với chị Xa, chúng ta cũng không còn xa lạ với tên tuổi của chị Trương Ngọc Giàu, ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, đã góp phần làm sáng giá thêm các đặc sản xứ Ðầm; chị Trần Kiều Oanh, cơ sở sản xuất khô bổi Tám Oanh, ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời); chị Phạm Thị Dung, Giám đốc HTX bồn bồn Minh Duy (huyện Cái Nước)... Ðến nay, các sản phẩm từ mô hình sản xuất của hội viên phụ nữ trong tỉnh, sản phẩm khởi nghiệp được phát triển hoàn thiện và được công nhận 11 sản phẩm OCOP của địa phương.

Chị Trần Kiều Oanh, cơ sở sản xuất khô bổi Tám Oanh, ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã đưa sản phẩm khô bổi đạt chuẩn OCOP năm 2020.

Chính từ nỗ lực ấy, các chị trở thành những tấm gương điển hình tiêu biểu trong rất nhiều phụ nữ Cà Mau cháy bỏng khát khao khởi nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng. Phong trào xây dựng quyền năng kinh tế cho phụ nữ Cà Mau không chỉ là để thoát khỏi định kiến của xã hội về vai trò của phụ nữ, mà quan trọng hơn là đã hiện thực hoá những kỳ vọng, gởi gắm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Cà Mau không chỉ giúp mình, giúp đời, mà dựng xây cho mình mẫu hình phụ nữ mới “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Ðảm đang”, trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển của quê hương Cà Mau./.

 

Hải Nguyên - Loan Phương

BÀI CUỐI: GÓP CÔNG LỚN CHO AN SINH XÃ HỘI

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.