ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:41:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Báo Cà Mau Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Sau thu hoạch vụ lúa hè thu, nhiều hộ dân đã tận dụng lòng, lề đường để phơi lúa, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Ðáng nói, tình trạng này không chỉ diễn ra trên đường làng, ngõ xóm mà xuất hiện ở các tuyến giao thông huyết mạch như: Tắc Thủ - Sông Ðốc, Cà Mau - Ðá Bạc...

Ðể hạn chế xe đi vào chỗ phơi lúa, người dân đã dùng gạch, đá, cành cây làm vật cản, hình thành những chướng ngại vật nguy hiểm ngay trên đường. Việc lái xe đi trên các tuyến đường có phơi lúa rất nguy hiểm, vì lúa phơi chiếm hết đường đi, buộc phải lấn sang chiều ngược lại, nếu có đi vào khu vực phơi lúa thì xe rất dễ trơn trượt, ngã. Ðặc biệt, khi mưa, người phơi lúa dùng cao su đậy lúa để tránh nước, chiếm hơn 1/2 lộ giới, vô tình tạo ra cái bẫy cho người và phương tiện tham gia giao thông khi di chuyển qua đây.

Ðến kỳ thu hoạch lúa, do không chủ động được chỗ phơi, sấy nên người dân thường chiếm dụng lòng đường để phơi lúa, gây an toàn giao thông. (Ảnh chụp tại tuyến lộ Tắc Thủ - Sông Ðốc, địa phận ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, ngày 13/9/2024).

Ðến kỳ thu hoạch lúa, do không chủ động được chỗ phơi, sấy nên người dân thường chiếm dụng lòng đường để phơi lúa, gây an toàn giao thông. (Ảnh chụp tại tuyến lộ Tắc Thủ - Sông Ðốc, địa phận ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, ngày 13/9/2024).

Anh Phạm Văn Hoàng, một tài xế taxi cho biết, có trường hợp người phơi lúa đứng ngay giữa đường, tay cầm cây trang (một dụng cụ chuyên dùng trong phơi lúa - PV) để cào trở lúa, không chỉ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông mà còn nguy hiểm cho chính người dân đứng phơi, cào lúa ngay trên đường.

Theo anh V.T.B, một hộ dân phơi lúa trên tuyến lộ Tắc Thủ - Sông Ðốc, cho biết, dẫu biết rằng phơi lúa trên lộ gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông, nhưng do mưa nhiều, lúa sập, số lượng lúa hột thu hoạch lớn, khuôn viên sân gia đình ngập nước không đủ chỗ phơi nên đành phải tận dụng đường giao thông làm nơi phơi lúa. “Sau mỗi vụ lúa, ở nông thôn, mỗi hộ gia đình bán lúa tươi, chỉ chừa lại khoảng 50-100 giạ để chà gạo ăn trong gia đình và dành để chăn nuôi cho đến mùa sau. Ðể bảo quản lúa không ẩm mốc, hư hỏng thì chỉ còn cách đem ra lộ phơi, chớ địa phương rất ít lò sấy lúa”, anh B cho biết thêm.

Ðiều đáng nói là, tình trạng chiếm dụng lòng đường phơi lúa đã xuất hiện nhiều năm, gây cản trở, dẫn đến mất an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông qua đây. Bà Lê Mộng Tuyết, Phó chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, cho biết, tình trạng phơi lúa trên các tuyến lộ giao thông thường xuyên xảy ra, tuy nhiên, chưa ghi nhận vụ tai nạn giao thông nào xảy ra do phơi lúa cản trở. Nhưng tình trạng này đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là rất cao.

Theo bà Tuyết, trong thời gian qua, Ban An toàn giao thông tỉnh thường xuyên phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở trực tiếp đến với người dân không lấn chiếm lòng, lề đường để phơi lúa và các hành vi vi phạm khác làm gia tăng nguy cơ mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, mỗi người dân cần nêu cao ý thức giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, cũng như để bảo vệ tính mạng của mình. Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân không lấn chiếm lòng, lề đường để phơi lúa, chất lúa; đồng thời, cần thiết có chế tài, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.


Nghị định 100/2019/NÐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Ðiều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hoá nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Ðiều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.


 

Trung Ðỉnh

 

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.

Ðảm bảo an toàn, trật tự trước cổng trường

Bước vào mùa tựu trường năm học 2024-2025, bên cạnh công tác chuẩn bị đón học sinh đến trường, việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trước và trong thời điểm khai giảng năm học mới được các ngành, các cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên.

Lễ Quốc khánh 2/9, Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông

Trong những ngày Lễ Quốc khánh 2/9, trên địa bàn tỉnh Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông. Công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác tấn công trấn áp tội phạm; phòng, chống cháy nổ... được các ngành, đơn vị chức năng triển khai thực hiện nghiêm túc.

Nguy cơ tai nạn từ vận chuyển vật liệu cồng kềnh

Hiện nay, một số người dân sử dụng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy hành nghề chở vật liệu xây dựng cồng kềnh lưu thông trên đường, không chỉ vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Ðảm bảo an toàn dịp lễ và tựu trường

Đợt nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và tựu trường năm học 2024-2025 cận kề. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Ðiển hình như huyện Ngọc Hiển, địa bàn được đánh giá khá phức tạp, vì sẽ có đông lượng du khách đến trong dịp nghỉ lễ và nơi đây vẫn còn nhiều học sinh đến trường bằng phương tiện đò.

Xử lý mạnh hơn nữa lái xe vi phạm tốc độ

Ðiều khiển phương tiện quá tốc độ quy định là một trong những nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT). Việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm tốc độ đã và đang được ngành chức năng triển khai thường xuyên; qua đó, góp phần kéo giảm TNGT xuống mức thấp nhất.

Chở thú cưng trên xe máy - nguy hiểm khó lường

Hiện nay, không hiếm gặp hình ảnh nhiều người chạy xe máy chở thú cưng (nhiều nhất là chó) trên đường phố với nhiều tư thế: đứng trên đùi người chở, đứng phía trước tay lái, thậm chí ngồi chễm chệ trên phần yên xe sau mà không có bất cứ dây chằng buộc, dây xích hay rọ mõm nào.

Ra mắt mô hình “Tuyên truyền an toàn giao thông”

Sáng 13/8, Hội Nông dân phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức ra mắt mô hình “Tuyên truyền an toàn giao thông” Ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời.

Vòng xuyến mất tác dụng

Vòng xuyến là nút giao thông quan trọng được thiết kế nhằm cải thiện lưu lượng xe cộ, an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người tham gia giao thông phớt lờ việc chấp hành quy định đi vào vòng xuyến đã và đang diễn ra rất phổ biến. Hành vi này tuy nhỏ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Ðồng bộ giải pháp đảm bảo giao thông

Những năm qua, huyện Phú Tân triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiều biện pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đặc biệt là việc tuyên truyền nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa để người dân tự giác chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ, đường thuỷ. Nhờ đó, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn được kiềm chế.