ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 05:03:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Báo Cà Mau Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Nằm trong lâm phần rừng tràm, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, là một trong những nơi có nguồn lợi cá đồng tự nhiên rất lớn với đa dạng giống loài. Vì thế, việc khai thác, đánh bắt trở thành sinh kế của nhiều hộ dân.

Chỉ tay ra hướng rừng tràm, sau hậu đất, ông Nguyễn Minh Ðương, Ấp 12, xã Khánh Thuận, nuối tiếc: “Nếu trước đây nguồn lợi cá đồng tự nhiên 10 phần thì nay chỉ còn 1-2 phần. Một trong những nguyên nhân chính làm cho nguồn lợi cá đồng giảm là do sự tác động của con người. Trước đây, bà con trồng rừng theo kiểu truyền thống, ít tác động đến môi trường tự nhiên nên con cá đồng còn nhiều đất sống, từ đó sinh sản, phát triển nhanh. Nhưng khoảng 15 năm trở lại đây, khi nhiều người dân chuyển đổi phương thức trồng tràm từ quảng canh truyền thống sang trồng thâm canh tăng vụ và đào mương kê liếp để trồng cây keo lai, đã tác động nhiều đến môi trường sống của con cá nên chúng không phát triển được. Thêm nữa, một số người xiệt cá bằng xung điện, làm nguồn cá giảm đi nhanh chóng”.

Ông Nguyễn Minh Ðương, Ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, ngày đêm chăm sóc các ao dèo cá để tránh hao hụt khi thả ra môi trường tự nhiên.

Ông Nguyễn Minh Ðương, Ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, ngày đêm chăm sóc các ao dèo cá để tránh hao hụt khi thả ra môi trường tự nhiên.

Ông Nguyễn Ðồng Khởi, cùng ấp, chia sẻ: “Vùng đất rừng U Minh Hạ ngày xưa, mỗi lần người dân chụp đìa phải dùng trâu thay sức người vận chuyển cá về nhà. Còn hiện nay, nguồn lợi cá đồng tự nhiên giảm đến 80% so với trước. Câu chuyện mùa chụp đìa thu hoạch hàng tấn cá lóc, cá rô, cá trê... đã đi vào ký ức. Ðể khôi phục và tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là tăng diện tích nuôi trồng, giảm khai thác theo kiểu huỷ diệt”.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh, cho biết, toàn huyện có diện tích nuôi thuỷ sản khoảng 33.700 ha, trong đó diện tích nuôi cá đồng truyền thống khoảng 12.350 ha. Trước đây, trữ lượng cá đồng tương đối lớn và đa dạng về chủng loại, tập trung chủ yếu ở các khu vực lâm phần. Cá đồng U Minh được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh biết đến như một sản vật của địa phương. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều yếu tố tác động, nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh đã giảm cả về số lượng khai thác tự nhiên và diện tích nuôi tập trung.

Trong các loại cá được thả nuôi để khôi phục nguồn lợi cá đồng, người dân đặc biệt quan tâm giống cá trê vàng.

“Ðể khôi phục nguồn lợi cá đồng, mới đây, UBND huyện ký kết chương trình phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thực hiện Dự án khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng trên địa bàn huyện giai đoạn 2024-2025. Trong đó, huyện có 4 xã tham gia chương trình ký kết, gồm: Khánh An, Khánh Thuận, Nguyễn Phích và Khánh Lâm, trên 100 hộ nuôi với hơn 120 ha”, bà Ửng cho biết thêm. 

Các hộ dân vận chuyển cá giống về thả nuôi.

Các hộ dân vận chuyển cá giống về thả nuôi.

Ông Ðoàn Việt Khoa, Bí thư Huyện uỷ U Minh, cho biết, việc xây dựng kế hoạch phối hợp nhằm khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá đồng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, không chỉ bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen đặc hữu quý hiếm, mà còn tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ kết quả của dự án này, sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng ra tại nhiều địa phương trong toàn huyện, theo Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Mục tiêu của dự án nhằm từng bước góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tiểu vùng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; cải thiện tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần phát triển nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh nguồn cá giống, người dân còn được cấp thêm thức ăn bổ sung cho cá khi còn nhỏ.

Bên cạnh nguồn cá giống, người dân còn được cấp thêm thức ăn bổ sung cho cá khi còn nhỏ.

Có thể thấy, nguồn lợi cá đồng dù đa dạng, phong phú nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, bên cạnh những nỗ lực từ ngành chức năng thì ý thức của người dân chính là biện pháp hữu hiệu để thực hiện thành công mục tiêu khai thác và phát triển nguồn lợi cá đồng của tỉnh nhà theo hướng bền vững. Qua đó, góp phần cân bằng hệ sinh thái, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương./.

 

Trung Ðỉnh

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.