ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-10-24 11:31:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều khu "đất vàng" chưa được khai thác hiệu quả

Báo Cà Mau Việc quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy giá trị tiềm năng tài nguyên đất; nhất là những khu “đất vàng” có vị trí đắc địa, hiện tại trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sự phát triển của địa phương...

Ông Nguyễn Chí Nhẫn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh (Trung tâm), cho biết, hiện đơn vị đang được giao quản lý 32 khu đất trên địa bàn với tổng diện tích 276,07 ha. Trên cơ sở dự toán kinh phí quản lý các khu đất giao Trung tâm quản lý năm 2024, Trung tâm định kỳ kiểm tra các khu đất; phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp nhận, quản lý; thuê phát cỏ, dọn vệ sinh; thuê người quản lý đất và tài sản trên đất; xin cung cấp thông tin quy hoạch...

Khu đất “Mỏ Ó - Sóc Trăng” tại xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, sau thu hồi có diện tích 1.380.218,4 m2, rất có tiềm năng trong kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, khi nằm cận kề trục Ðông - Tây và cuối năm nay cầu Gành Hào sang huyện Ðông Hải (Bạc Liêu) hoàn thành.Khu đất “Mỏ Ó - Sóc Trăng” tại xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, sau thu hồi có diện tích 1.380.218,4 m2, rất có tiềm năng trong kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, khi nằm cận kề trục Ðông - Tây và cuối năm nay cầu Gành Hào sang huyện Ðông Hải (Bạc Liêu) hoàn thành.

Theo ông Nhẫn, trong quá trình quản lý có phát sinh tăng, giảm một số khu đất theo ý kiến chỉ đạo của cấp thẩm quyền như: tiếp nhận thêm khu đất Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau (cơ sở 2), khu đất Trại giống cây Nông - Lâm nghiệp Khánh Lâm, Lô số 163, đường Trần Quang Khải và 5 lô phía sau đường Ngô Gia Tự - các thửa đất nằm ngoài giá trị doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Ðầu tư - Phát triển nhà Cà Mau; giảm khu đất Cây xăng dầu Phường 5 (cũ) và khu đất Nhà xuất bản Phương Ðông do bàn giao về Sở Tài chính quản lý, tổ chức đấu giá.

Trụ sở Ban Quản lý Kinh tế tỉnh (cũ) nằm ven đường Phan Ngọc Hiển (Phường 4, TP Cà Mau) đã di dời từ rất lâu nhưng chưa được tận dụng khai thác vào mục đích khác, rất lãng phí.Trụ sở Ban Quản lý Kinh tế tỉnh (cũ) nằm ven đường Phan Ngọc Hiển (Phường 4, TP Cà Mau) đã di dời từ rất lâu nhưng chưa được tận dụng khai thác vào mục đích khác, rất lãng phí.

 

Sau thu hồi khu đất của Công ty CP Văn hoá - Tổng hợp Cà Mau (Số 12, đường Phan Chu Trinh, Phường 2, TP Cà Mau) với phần diện tích 690 m2, rất nhiều năm qua, nơi đây chỉ là bãi đất trống.

Về khai thác quỹ đất công, có 18 khu đất được giao Trung tâm tổ chức đấu giá với tổng diện tích là 14,55 ha. Tuy nhiên, qua nhiều năm, hiện tại Trung tâm chưa thực hiện được nội dung này. Có nhiều nguyên nhân, theo ông Nhẫn, trước tiên là về mặt bằng sạch chưa đảm bảo, như khu đất chợ thị trấn Thới Bình tại thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình) hiện còn có các tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán do chưa có mặt bằng để di dời; khu đất Trường Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch (cũ) tại Phường 9, TP Cà Mau, trong khuôn viên hàng rào do Trung tâm tiếp nhận quản lý có nhà xe công của Trung tâm Dịch vụ tài chính công tỉnh đang quản lý, sử dụng...

Sau di dời, khu đất và trụ sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trở thành “công xưởng”.Sau di dời, khu đất và trụ sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trở thành “công xưởng”.

Ðối với vướng mắc về quy hoạch, tại khu đất chợ nổi Phường 7 (TP Cà Mau); khu đất chợ nông sản thực phẩm cũ thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đang điều chỉnh quy hoạch; khu đất Chi cục Quản lý thị trường (nay là Cục Quản lý thị trường, trụ sở cũ) tại Phường 7, TP Cà Mau, theo quy hoạch xây dựng thì khu đất này là đất xây dựng trụ sở cơ quan, mà loại đất “xây dựng trụ sở cơ quan” không thuộc trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Ðất đai 2013; khu đất trụ sở cũ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện U Minh và phần đất dôi dư do điều chỉnh quy hoạch lộ giới; khu đất nằm giữa trụ sở Liên cơ quan và Liên đoàn Lao động huyện U Minh tại thị trấn U Minh (huyện U Minh) hiện chưa có quy hoạch xây dựng phù hợp...

“Ðã qua, Trung tâm đã tổ chức thực hiện đấu giá tài sản công vào mục đích cho thuê tài sản đối với 2 khu đất theo Ðề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2308/QÐ-UBND, ngày 7/9/2022, đúng trình tự, thủ tục quy định. Tuy nhiên, đã thông báo 2 lần nhưng không có người đăng ký tham gia đấu giá”, ông Nhẫn chia sẻ thực tế.

Ðối với thửa đất số 18, đường Quang Trung, Khóm 2, Phường 7, TP Cà Mau, đang lập hồ sơ đề nghị bán tài sản công; Trụ sở UBND Phường 5 (cũ) và Cây xăng dầu Cà Mau (cũ) được điều chuyển tài sản công là khu đất thu hồi của Công ty Xăng dầu Cà Mau sang Sở Tài chính quản lý để hợp thửa; lô đất số 7, xã Viên An Ðông (huyện Ngọc Hiển) đã xác định được ranh giới, mốc giới khu đất, tiến hành đo đạc hiện trạng và xin cung cấp lại thông tin quy hoạch khu đất làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Trụ sở UBND Phường 5 (cũ) và Cây xăng dầu Cà Mau (cũ) được điều chuyển tài sản công là khu đất thu hồi của Công ty Xăng dầu Cà Mau sang Sở Tài chính quản lý để hợp thửa.Trụ sở UBND Phường 5 (cũ) và Cây xăng dầu Cà Mau (cũ) được điều chuyển tài sản công là khu đất thu hồi của Công ty Xăng dầu Cà Mau sang Sở Tài chính quản lý để hợp thửa.

 

Dãy đất công này thuộc các cơ quan cũ trước đây: Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch... có vị trí “đắc địa” nằm ngay tuyến đường Phan Ngọc Hiển (Phường 6, TP Cà Mau) nhưng chưa được khai thác hiệu quả, hoang hoá nhiều năm, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Theo đề án sắp sếp các cơ quan, quy hoạch xây dựng, tới đây sẽ có thêm nhiều khu đất công tại những vị trí “đắc địa”, trung tâm thành phố... sẽ được di dời, trở thành mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư thuê, mua theo quy định. Theo đó, việc quản lý đất công cần gắn liền với khai thác hiệu quả, tiềm năng và lợi thế đất đai, đó còn là sự phát triển, tránh lãng phí tài nguyên đất đai, đặc biệt tại trung tâm thành phố theo tiêu chí xây dựng, phát triển đô thị.

 

Trần Nguyên

 

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Quyết tâm xoá tàu “3 không”

Mặc dù ngành chức năng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng tình hình các tàu cá “3 không” lén lút thực hiện hoạt động khai thác trên biển vẫn còn diễn ra. Để góp phần gỡ thẻ vàng, tạo kết quả tích cực trước chuyến thanh tra của EC sẽ đến Việt Nam lần thứ 5 dự kiến trong tháng 10 này, nhiều địa phương trong tỉnh quyết tâm xoá các phương tiện này trên vùng biển quản lý.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.