ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 00:38:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nét quê Cái Sắn

Báo Cà Mau (CMO) Như lời đã hẹn, chúng tôi về Cái Sắn những ngày giáp tết. Nét quê, hồn quê và tình quê chan chứa trong từng mặt người, từng nếp nhà và miên man bao câu chuyện xa gần. Đất Thới Bình nằm ở mạn Bắc Cà Mau, cũng là nơi ghi dấu những bước chân đầu tiên của lớp người tiền nhân trong hành trình khai phá đất đai, mở mang bờ cõi.

Địa danh Cái Sắn thuộc xã Biển Bạch Đông, thuộc 2 ấp là Cái Sắn Vàm và Cái Sắn Ngọn, men theo con rạch Cái Sắn thông nước từ con sông Trẹm và giáp nước với phía sông Bạch Ngưu, hoà dòng rồi đổ về ngã Tắc Cậu. Một làng quê trù mật, với nhịp điệu thôn dã và con người thì vô cùng hiếu khách…

Làng kiểu mẫu thời kháng pháp

Ở Cà Mau, những làng kiểu mẫu thời kháng chiến là một điều hết sức thú vị, độc đáo. Phía Trần Văn Thời có tuyến kênh Kiểu Mẫu, đã xây dựng nếp sống văn minh ngay trong bom đạn chiến tranh. Trong tập bút ký “Nhớ”, Nhà báo Nguyễn Minh Nối đã miêu tả về những xóm làng nhà cửa “nông thôn mới” kiểu mẫu ngày xưa hết sức sinh động: “Dòng kênh Sáu Thước nằm trong vùng giải phóng rộng lớn của xã Trần Hợi. Cuộc sống sinh hoạt nơi đây được xem là mô hình nông thôn mới. Đồng ruộng sản xuất theo phương thức vạn vần đổi công… Đến những năm 60, nhà nhà còn tự xay lúa, giã gạo, chày đôi phình phịch, cụp cum, rộn ràng vui lắm!”. Thật ngạc nhiên, nông thôn mới không phải là câu chuyện của hôm nay, nó là điều mà ông cha đã tính toán và gầy dựng từ ngót trăm năm trước.

Cái Sắn là khu vực dân cư quần tụ sớm, được lựa chọn là một trong những nơi căn cứ kháng chiến của Nam Bộ trong giai đoạn kháng Pháp. Theo ông Ba Khước (Huỳnh Thanh Khước, Bí thư Chi bộ ấp Cái Sắn Ngọn), ngay trong thời kỳ 9 năm, các đồng chí cán bộ cốt cán của Trung ương Cục miền Nam khi ấy là Phan Trọng Tuệ, Phạm Văn Trà đã đề đạt ý tưởng xây dựng Cái Sắn trở thành xóm kiểu mẫu. Và đề đạt này đã được chính Bác Hồ ủng hộ, khuyến khích. Khi được nghe kể về cách ăn ở, sinh hoạt, sản xuất của bà con vùng Cái Sắn thì Người rất ưng lòng.

Cái Sắn vẫn giữ được màu xanh ruộng lúa, vườn cây bên cạnh con tôm. Ảnh: Nhật Minh

Cuộc sống của nông dân Cái Sắn ngày trước gắn với ruộng lúa, cây mía, con cá đồng và làm rẫy. Ông Ba Khước bộc bạch: “Đất Cái Sắn là đất phân dớn tương tự như bên U Minh nên trồng chơi, ăn thiệt. Người Cái Sắn chí thú làm ăn, nên hầu hết đều khấm khá”. Ông Ba nói, hồi trước, nhà nào có của ăn của để là cất nhà cột kê, 3 căn, 2 chái. Vườn của người Cái Sắn đầy ắp cây trái, sản vật, nào là bưởi, cam, vú sữa, chuối, dừa, tre mạnh tông, mãng cầu. Trên liếp là những vụ mía nối tiếp nhau, dưới kênh là cá đồng, ngoài xa là ruộng lúa ngút ngàn. Tình làng, nghĩa xóm được nơi đây gìn giữ như một báu vật thực sự. Vị bí thư chi bộ khẳng định: “Hồi đó tới giờ ở đây bà con ít có xích mích lắm, mà nếu có thì cũng được giải toả một cách êm thấm, nhẹ nhàng, vui vẻ hết”.

Nhiều nhà của người Cái Sắn vẫn còn giữ được nếp sinh hoạt đặc trưng của nông thôn Cà Mau tự bao đời. Cũng đã lâu lắm rồi, chúng tôi mới bước vào một gian bếp chứa đựng bao nhiêu ký ức như vậy. Những dãy xoong, chảo, thau, rổ được treo thành dọc, thành hàng trên vách. Cái chạn tủ chén gỗ lên nước bóng ngời có 2 cánh mở ra, được khoá lại bằng cái then cây xoay qua, xoay lại. Bếp củi toả khói lam chuẩn bị bữa cơm sớm. Ông Ba Khước cười: “Cũng có bếp gas, nồi điện, nhưng chú ưng ăn cơm nấu lò củi hơn”. Những hình ảnh thân thuộc ấy gợi lên một cuộc sống bình yên, tự tại.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, lão nông ở Cái Sắn, góp vui: “Hồi trước đi lựa dâu là người ta vô bếp coi trước nhất. Nhà nào xoong, chảo không dính lọ nghẹ, bếp củi đỏ lửa, khạp nước đầy, có gác lá dừa bó đẹp, củi chất thành kệ ngay ngắn thì ưng lắm”. Đó là tiêu chí lựa chọn những người con gái đảm đang, biết tề gia nội trợ của xứ thuần nông. Và theo lời ông Hoàng, con gái xứ Cái Sắn nổi tiếng giỏi giang, xinh đẹp, làm dâu ở xứ nào cũng được khen ngợi. Những đức tính ấy như một mã gien di truyền từ đời này sang đời khác. Còn đàn ông Cái Sắn thì chí thú làm ăn, sống trượng nghĩa, vừa chu toàn cho gia đình và sẵn lòng trong những công việc chung.

Quê hương giàu đẹp

Ấp Cái Sắn Ngọn giờ không còn hộ nghèo, trở thành điểm sáng của toàn xã nông thôn mới Biển Bạch Đông. Nói về quê hương, lão thành cách mạng Nguyễn Thanh Tâm, nguyên Phó chánh Văn phòng Huyện uỷ Thới Bình những năm 60 của thế kỷ trước, bộc bạch: “Muốn biết nhiều về Cái Sắn thì phải nói qua những cột mốc lớn. Cái Sắn là căn cứ địa cách mạng. Dân Cái Sắn có công lớn với cách mạng, chịu nhiều hy sinh, mất mát nhưng thuỷ chung son sắt. Cái Sắn bắt đầu với nghề rẫy, nghề nông, vườn cây… sau đó là trồng mía và bây giờ là lúa - tôm”.

Dù kinh tế đã khấm khá, nhiều gia đình vẫn giữ nếp sinh hoạt thôn quê bình dị.  Ảnh: N.Minh

Ông Út Tâm hồi nhớ: “Đất đai, vườn tược ở đây trù phú là vậy, ông cha gây dựng biết bao gian khó, nhưng tới giai đoạn cuối của chiến tranh chống Mỹ, tất cả đều trở thành bình địa hết”. Sau tiếp thu, người Cái Sắn gầy dựng lại cuộc sống mới. Vườn tược xanh màu cây trái, mía lại vươn lên, lúa lại đầy bồ. Với ông Út Tâm, Cái Sắn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhất là khi chuyển dịch sang lúa - tôm. Nông dân nơi đây quyết không bỏ cây lúa, đó là lựa chọn vô cùng sáng suốt. Đất nào có phụ người, ngoài con tôm cho thu hoạch quanh năm, người dân vẫn rủng rỉnh lúa gạo và có nguồn thu ổn định từ huê lợi của vườn tược.

Trong câu chuyện, ông Út Tâm có những chia sẻ tâm can về nếp sống của người Cái Sắn. Cái Sắn là địa danh có từ thời mở đất, từ những người bám trụ đầu tiên về đây trồng rẫy. Củ sắn (củ đậu) là thứ sản vật được trồng nhiều nhất khắp vùng này. Vậy là loại sản vật này cũng được lựa chọn gắn luôn với cái lung nước thiên tạo trở thành rạch Cái Sắn ngày nay. Xẻ dọc rạch Cái Sắn còn là những nhánh kênh công binh mà Tiểu đoàn 307 thời kháng Pháp mở ra phục vụ việc hành quân. Nhà ông Út có trên 200 bộ sách tiểu thuyết, ông say sưa kể về bộ tiểu thuyết có một không hai của văn chương nói riêng về xứ Thới Bình - Bên dòng sông Trẹm của Nhà văn Dương Hà với mối tình tuyệt đẹp của 2 nhân vật Triệu Vỹ - Mỹ Lan. Trong cao hứng, ông Út vỗ tay chắc nịch: “Đó thấy không, Cà Mau mình đi tới đâu mà không có chuyện hay, chuyện đẹp”.

Nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Biển Bạch Đông Nguyễn Thanh Tâm rất tâm đắc về sự phát triển của Cái Sắn. Theo ông Tâm, người Cái Sắn giờ đây đã có cuộc sống mới vững chãi và giàu đẹp. Cái hay nhất của người dân Cái Sắn là không ngại học hỏi cái mới, nhưng vẫn giữ được hồn cốt quê hương, tình làng nghĩa xóm lúc nào cũng bền chặt. Những người con ưu tú của Cái Sắn toả đi muôn phương để làm ăn, công tác, nhưng đến lúc về hưu, ai cũng háo hức để trở về với nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bên dòng rạch hiền hoà, vườn cây trái xanh mát, huê lợi quanh năm, con người ta không cần bon chen, lừa lọc, thảnh thơi và an nhàn để tận hưởng cuộc sống ở làng quê. Một cuộc sống như thế ai mà không muốn!

Dạo một vòng Cái Sắn, thấy những thau mứt tết các bà, các mẹ, các chị đem phơi trong màu nắng đẹp. Những căn nhà nép mình trong vườn cây gợi lên trăm chiều thương nhớ. Ngõ nhỏ dẫn vào nhà ai, hoa vào độ nở rực rỡ để đón gió xuân. Khói lam trên chái bếp toả vào không trung, tiếng ới gọi bữa cơm đầm ấm. Ai đi đâu rồi cũng sẽ nhớ thương và trở về Cái Sắn. Hồn quê, nét quê và tình quê say cả lòng khách đến thăm…./.

Phạm Quốc Rin

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.