ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 16:19:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người con xứ Ðầm

Báo Cà Mau Anh Lê Minh Sang (ngụ ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi) là người đàn anh học chung trường với tôi thời phổ thông, anh học hơn tôi 2 lớp. Tôi và anh đều là những người con của xứ Ðầm, từ xã vùng sâu ra huyện thuê trọ đi học. Những lần gặp anh, anh hay nói vui rằng học chữ ngán quá, chắc anh “buông”, về quê làm nông dân! Ai dè anh làm thiệt...

Không “buông” đam mê

Những năm 2000, huyện Ðầm Dơi bắt đầu chuyển dịch sản xuất, từ đất trồng lúa sang nuôi tôm. Thời điểm mới chuyển dịch, đất đai còn màu mỡ nên vuông tôm bà con trúng đậm, đặc biệt, đây là nguồn tôm sinh thái, rất tươi ngon. Thấy tiềm năng và chất lượng con tôm ở xứ sông Ðầm đâu thua vùng mặn Năm Căn, Ngọc Hiển nên anh Sang quyết định vừa tiếp gia đình canh tác vuông tôm, vừa mở thêm vựa thu mua tôm nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Anh Sang nhớ lại, đều đặn 5 giờ sáng, anh chạy vỏ máy rong ruổi khắp nơi, bắt mối thu mua tôm. Lượng tôm thu mua được nhiều, tươi ngon, giá tận gốc, nhưng sang cho vựa lớn liền tay thì lợi nhuận chênh lệch không cao. Anh nghĩ đến việc tận dụng nguồn nguyên liệu này chế biến tôm khô, đặc biệt là trữ lại để bán vào dịp Tết, được giá cao. Tuy nhiên, dấu ấn gian nan, vất vả nhất trong hành trình khởi nghiệp của anh cũng bắt đầu từ đây!

“Thời điểm cuối năm 2013, từ phương pháp thủ công, cơ sở sản xuất ra trên 200 kg tôm khô. Công sức để làm ra số lượng sản phẩm ấy không thể kể xiết. Nhưng điều đáng buồn hơn là tôm khô bảo quản sau 5-10 ngày thì bị mốc, phải bỏ đi; số tôm bán ra thị trường thì không thu tiền được. Lòng tôi nặng trĩu khi phải dứt ruột bỏ hàng trăm ký tôm khô, chặng đó lỗ gần 300 triệu đồng. Số tiền ấy là cả gia tài của tôi khi ấy...", anh Sang ngậm ngùi nhắc lại chuyện cũ.

Hơn 10 năm khởi nghiệp, vốn liếng mất trắng sau sự cố ấy, nhưng anh không “buông”. Anh nghĩ, thất bại ở đâu thì đứng lên từ đó, thế là anh mượn tiền cha mẹ, anh em để đầu tư lại và quyết dấn thêm lần nữa với nghiệp mà mình đã chọn.

Ðúc kết kinh nghiệm từ lần thất bại, tôm khô bị mốc do khâu phơi chưa đủ và đều; bảo quản chưa đạt yêu cầu do chưa có tủ đông; khâu chọn tôm nguyên liệu phải là tôm tươi sống thì chất lượng mới được như ý... anh Sang lần lượt khắc phục tất cả những hạn chế mắc phải trước đây, từng bước tạo ra sản phẩm tôm khô ưng ý.

Sau thất bại nặng nề, anh Sang đã cho ra sản phẩm tôm khô ưng ý, chinh phục được đông đảo khách tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Năm 2014, tôm khô của anh Sang đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam, được Sở Công thương tỉnh hỗ trợ đầu tư nhà sấy năng lượng mặt trời. Anh cũng đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hệ thống tủ đông, thiết bị tiên tiến, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của một sản phẩm công nghiệp tiêu biểu. Anh đã chạm đến thành công!

Là Nông dân Việt Nam xuất sắc

Tháng 8 vừa rồi, anh Lê Minh Sang đón nhận tin vui, vinh dự là 1 trong 100 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước được Hội đồng Chung khảo Trung ương bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023”. Kết quả này thật xứng đáng với sự nỗ lực bền bỉ và quyết tâm của người nông dân hiền lành, chân chất này.

Sản phẩm Tôm khô Sông Ðầm đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023. 

Danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" được xét thành tích ở nhiều tiêu chí. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, liên tục 2 năm (2021-2022) anh Sang đạt lợi nhuận 1,2-1,5 tỷ đồng/năm. Ðồng thời, anh có nhiều đóng góp thiết thực cho công tác an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Năm 2020 và 2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, anh Sang và gia đình đã hỗ trợ trên 50 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch. Thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp, anh còn hỗ trợ nhu yếu phẩm, thức ăn, trị giá trên 100 triệu đồng. Năm 2022, anh tình nguyện giúp đỡ 12 hộ có hoàn cảnh khó khăn, số tiền hỗ trợ 25 triệu đồng. Hiện nay Hợp tác xã (HTX) Sông Ðầm do anh Sang làm Giám đốc tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 21 lao động ở địa phương; hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất cho 35 lượt người...

Với sự bền bỉ, quyết tâm, anh Sang đã chuyển thế từ thất bại sang thành công, một chặng đường đầy chông gai và thử thách. Hiện tại, trong vai trò Giám đốc HTX Sông Ðầm, anh gánh trọng trách quản lý các khâu sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, hiệu quả, đồng thời tăng cường các mối quan hệ, đầu mối để xúc tiến đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay, anh ang đã đầu tư nhà sấy năng lượng mặt trời và thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn của một sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hiện nay, HTX tập trung sản xuất 4 mặt hàng chủ lực: tôm đất bóc vỏ, tôm khô chà bông, tôm sú - thẻ ép, mắm tôm. Tất cả đạt chuẩn OCOP 3 sao. Hằng năm, HTX xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh trên 5 tấn sản phẩm. Theo lời anh Sang, để HTX tiến xa và bền vững, với những sản phẩm làm ra, anh đặc biệt chú trọng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời liên kết với nhiều đơn vị, cá nhân đồng hành hỗ trợ đầu ra, tăng sản lượng cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Sau này, tôi nhiều lần gặp lại anh, tại các buổi tập huấn mô hình kinh tế tập thể, hay trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gần đây là tham gia lễ công bố 37 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023, trong đó có sản phẩm tôm khô Sông Ðầm của anh. Nhắc đến thương hiệu Tôm khô Sông Ðầm, anh Sang bộc bạch: "Là người con của xứ Ðầm Dơi, nơi con tôm sinh sôi trong dòng chảy sông Ðầm mà trở thành đặc sản; với ý nghĩa đó, tôi lấy tên Sông Ðầm đặt làm thương hiệu cho sản phẩm của mình. Tôi mong muốn đưa đặc sản của quê hương đi xa và rộng khắp, bởi vốn dĩ quê hương luôn là động lực, sức mạnh cho tôi vươn lên trong mọi nghịch cảnh, khắc nghiệt của cuộc đời"./.

 

Loan Phương

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.