ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 04:13:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

Báo Cà Mau Các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (1963-2023) sẽ được tỉnh Cà Mau tổ chức với tiêu chí nghiêm túc, chặt chẽ, chu đáo, đúng tầm vóc lịch sử.

Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là diễn ra vào ngày 23/11/2023 với 500 đại biểu tham dự. Trước khi vào lễ kỷ niệm, các đại biểu sẽ viếng, dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Ðền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai và Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một sự kiện tiếp theo cũng mang nhiều ý nghĩa là trưng bày, triển lãm hình ảnh, tài liệu, hiện vật, sơ đồ các trận đánh Ðầm Dơi, Cái Nước, Chà Là và công cuộc kháng chiến của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau; trưng bày hình ảnh thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Cà Mau sau 37 năm đổi mới. Thời gian triển lãm kéo dài trong 3 ngày (từ 21-23/11).

Ngoài ra, còn có các hoạt động về nguồn, ôn lại truyền thống lịch sử và thăm, tặng quà các nhân chứng lịch sử, các gia đình tiêu biểu tham gia, giúp đỡ phục vụ các trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động này tại thị trấn Ðầm Dơi, thị trấn Cái Nước và ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi, từ ngày 20-22/11.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, trao kỷ niệm chương, bằng khen của UBND tỉnh cho các cựu chiến binh và các cá nhân đã hiến tặng hiện vật, tư liệu về chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Sôi nổi nhất là chuỗi các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể thao diễn ra xuyên suốt tháng 11 tại địa bàn các huyện: Ðầm Dơi, Cái Nước.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng khí phách hào hùng của chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là vẫn toả sáng, hoà chung với hào khí của non sông trong dòng chảy lịch sử của dân tộc. Chiến thắng này minh chứng hùng hồn cho sự kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha ông trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, làm động lực thúc đẩy quân và dân tỉnh Cà Mau tiến lên giành nhiều thắng lợi, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ - nguỵ, đi tới thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là là dịp để tái hiện không khí hào hùng; sự mưu trí, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu; sự dũng cảm hy sinh quên mình, quyết chiến giành thắng lợi của quân, dân tỉnh Cà Mau và lực lượng vũ trang Quân khu 9; khẳng định vị trí, tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn của chiến thắng; đồng thời, ôn lại truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, giáo dục cho các thế hệ hôm nay ghi nhớ công lao và trân trọng sự cống hiến, hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, của đồng bào, đồng chí trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc".

Chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong đấu tranh cách mạng của Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau sau phong trào Ðồng khởi. Chiến thắng này chứng minh lực lượng vũ trang của ta đã phát triển mạnh. Lần đầu tiên, ta đánh cùng lúc 2 chi khu, là một trong những trận thắng lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hiệu suất chiến đấu cao, đã mở màn cho lực lượng vũ trang đánh vào các chi khu của địch. Ðồng thời, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào phá ấp chiến lược của địch trên chiến trường Cà Mau.

Ông Nguyễn Tấn Lực, đơn vị 306, Quân khu 9, từng tham gia trận đánh diệt Chi khu Cái Nước và cứ điểm Chà Là, nhấn mạnh: “Chiến thắng này làm cho phong trào chiến tranh Nhân dân trong tỉnh phát triển rộng khắp, nhiều xã, du kích bao vây bức rút được đồn bót giặc, phá ấp chiến lược trở thành cao trào. Nhân dân khắp nơi trong tỉnh nhất tề nổi dậy tiến công địch bằng phương pháp đấu tranh “hai chân, ba mũi”, kết hợp với tiến công và nổi dậy. Ta cũng diệt sinh lực và phương tiện kỹ thuật của Mỹ - nguỵ, mà quan trọng hơn đó là ta giải quyết được vấn đề tư tưởng, cách đánh và phá vỡ kiểu chiến thuật “Tân Kỳ” của Mỹ - nguỵ”.

Cựu chiến binh Huỳnh Thanh Tòng, từng là một chiến sĩ trong trận đánh Chi khu Ðầm Dơi, bồi hồi: “Nhìn lại quá khứ để ôn lại một thời gian khó nhưng hào hùng của Nhân dân tỉnh nhà; tưởng nhớ và biết ơn đồng bào chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, lực lượng vũ trang Cà Mau cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao”./.

 

Lam Khánh - Kim Cương

 

Vinh quang bất tử

Mỗi câu chuyện từ những nhân chứng đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đều là những trang sử sống quý giá, sinh động, mà may mắn thay, hậu thế chúng tôi, những người không biết đến bom đạn chiến tranh còn có thể nghiêng mình chiêm ngưỡng.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần II: Diễn biến, kết quả của chiến dịch

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng. Với địa hình hiểm trở, việc kéo pháo vào tập trung tại trận địa đã vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần I: Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp và sự chỉ đạo chiến lược của ta

70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024) là chiến thắng vĩ đại đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Ý nghĩa, tầm vóc, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca bất diệt của thời đại Hồ Chí Minh

Đúng ngày này 70 năm trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non (thơ Tố Hữu), bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ trao trên nóc hầm Đờ Cát, vào giữa tim con nhím Điện Biên Phủ, kết liễu số phận của nó.

Ðong đầy ký ức Ðiện Biên

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những năm tháng mãi trong tim...

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.

Vẹn nguyên giá trị ngày toàn thắng

49 năm, ngót nửa thế kỷ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với tầm vóc lịch sử đã được đúc kết: “Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Báo cáo chính trị tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ IV của Ðảng).

Ðội quân kiến vàng

Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một số địa phương ở miền Nam, như Bến Tre, sáng tạo cách đánh giặc bằng hầm chông kết hợp ong vò vẽ, làm cho kẻ địch bao phen bạt vía... Ở Cà Mau, lại có loại vũ khí lợi hại chẳng kém ong vò vẽ, khiến quân nguỵ bị một phen điếng hồn, bỏ chạy, đó là “đội quân kiến vàng”, không phải nuôi và cũng không huấn luyện gì.