ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 09:43:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những món thân quen

Báo Cà Mau Ở TP Cà Mau, những quán ăn lâu năm vẫn luôn là địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đối với cả người dân địa phương và du khách, bởi hương vị các món ngon là bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ, với lượng khách quen đông đảo.

Báo Cà Mau mời bạn đọc cùng một lần nếm thử vị thời gian nhé!

Bánh tầm cay ăn kèm gà hoặc xíu mại, có thể ăn cay ít hoặc cay nhiều. Quán Lan (Phường 4) có tuổi đời hơn 50 năm. Quán bán xuyên suốt kể cả lễ, Tết, ở 2 khung giờ: từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa, từ 3 giờ chiều đến 11 giờ đêm.

 

Quán đá đậu ông Dú là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ người dân Cà Mau, nằm bên trong một con hẻm nhỏ cặp bên khuôn viên Chùa Bà, đường Lê Lợi, Phường 2. Bà Ngô Thị Yến cho biết, chủ quán là anh của bà, tên Ngô Chấn Như, mọi người hay gọi là ông Dú, nên thương hiệu 53 năm qua của quán vẫn là đá đậu ông Dú.

 

Xôi, bánh mì Ngọc Hy (đường  Ðề Thám, Phường 2) là thương hiệu cha truyền con nối, thân quen với nhiều người dân Cà Mau. Bà Trang Ngọc Hy cho biết, bà theo ba bán từ năm 16 tuổi, nay bà đã 66 tuổi, hiện đang truyền nghề lại cho con gái tiếp nối và duy trì quầy bánh.

 

Tiệm chè cô Út tại chợ Phường 2 đã tồn tại gần 40 năm. Bà Nguyễn Thị Út nay đã 65 tuổi nhưng vẫn duy trì tiệm chè và truyền nghề cho con gái là chị Lâm Nguyễn Thanh Thảo. Ở đây bán đầy đủ các loại chè: đậu đen, bánh lọt, sương sáo, sâm bổ lượng, hột é, sâm lá... mang phong vị mộc mạc, bình dị, gợi nhớ ký ức tuổi thơ.

 

Quán bún riêu - bún lèo, địa chỉ ký ức thập niên 80 của thị xã Cà Mau, đã truyền nghề qua nhiều thế hệ, đến nay hơn 40 năm. Hiện quán do chị Lý Ngọc Dung (truyền nhân đời thứ 3) mở bán từ 1 giờ chiều đến tối trên đường Lý Bôn, Phường 2.

 

Băng Thanh - Lê Tuấn thực hiện

 

Tổng kho tủ hấp cơm 6 khay inox giá rẻ Cách phối hợp hương vị Bếp từ Gaggenau đức chính hãng

Chiếc bánh “hạnh phúc”

Bánh phu thê (hay còn gọi là bánh xu xê) là món ăn tượng trưng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung, son sắt, một lòng một dạ gìn giữ tình yêu bền chặt. Ðây cũng là một trong những loại bánh cổ truyền của người Việt Nam qua bao đời nay.

Ba khía vào mùa

Con ba khía rừng ngập mặn Cà Mau tập trung nhiều ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Ðầm Dơi, với sản lượng hàng ngàn tấn mỗi năm. Năm 2019, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề làm ba khía muối Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, từ đó được cả nước chú ý và lượng tiêu thụ cũng ngày càng tăng lên.

Món ngon từ cá bống

Cà Mau có 254 km chiều dài bờ biển, với hàng ngàn sông ngòi, kênh, rạch có dòng thuỷ triều chảy ra vào tạo thành bãi bồi hàng trăm ngàn héc-ta, đây cũng là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá bống dưới hang, đáy nước, bọng dừa, bọng lá, hang bờ phù sa và bãi sình lầy như bống tượng, bống kèo, bống cát, bống trăng, bống sao, bống rạ (bống trắng), bống bớp, bống mú, bống đất, bống dừa, bống xệ... Trong đó, có giá trị kinh tế nhất hiện nay là cá bống tượng, bống kèo, bống cát, bống xệ.

Bánh mì - Món ăn dân dã mà gây thương nhớ

Bánh mì, cái tên bình dị, thân thương đã in sâu trong tâm trí biết bao thế hệ người dân Việt Nam bởi món bánh dân dã này dễ chế biến, có thể thưởng thức mọi lúc, mọi nơi và được bán trên khắp các con đường, ngõ phố, từ thành thị đến thôn quê.

Mắm chưng - Món ngon cho bữa cơm gia đình

Các loại mắm cá quen thuộc như: mắm lóc, mắm cá sặt, mắm cá phi, mắm cá linh, mắm cá sơn... ngoài ăn sống, nấu lẩu thì món mắm chưng cùng thịt ba rọi bằm nhuyễn, hột vịt, nêm gia vị, được xem là món ăn dân dã nhưng khá hao cơm trong các bữa cơm gia đình Việt.

Mát dịu vị tuổi thơ

Vốn là thức quà vặt gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, ngày nay, các món kem mát lạnh dù được biến tấu với những sắc màu sáng tạo riêng để trở nên hấp dẫn hơn, nhưng đối với thực khách, món giải khát phổ biến này vẫn giữ đúng dư vị tuổi thơ mà ai cũng thích mê.

Tinh tuý món gỏi đồng quê

Ẩm thực không chỉ là nét văn hoá về vật chất mà còn là văn hoá về tinh thần, hình thành tự nhiên trong cuộc sống, và mỗi khi nhắc đến Cà Mau - mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị.

Mùa cà na chín rộ

Cà na thường chín rộ vào khoảng tháng 7, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, loại cây này được trồng hoặc từ trái rụng rồi tự sinh sôi phát triển, phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có hộ trồng cây cà na để làm cảnh, hoặc để con cháu quấn quýt hái trái khi có dịp trở về quê vào mùa cà na chín.

Về U Minh Hạ ăn gỏi cuốn hoa mua

Cây mua (hay còn gọi cây dã mẫu đơn) là loài cây bụi, thích nghi với đất phèn nên mọc nhiều ở rừng U Minh Hạ. Cây mua rừng có thân màu nâu, lá mọc đối xứng nhau, thân lá có lông nhám, là cây sống lâu năm nên chiều cao của chúng lên đến một vài mét. Hoa mua có 5 cánh, màu hồng tím và có phấn, thường nở thành 2-3 đoá nằm ở đầu cành. Quả mua chín có màu tím đen, vị ngọt ngon... Hoa mua chế biến được nhiều món ngon, trong đó phải kể đến món gỏi cuốn bánh tráng, với hoa mua trộn đọt choại, rất ngon.

Những món thân quen

Ở TP Cà Mau, những quán ăn lâu năm vẫn luôn là địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đối với cả người dân địa phương và du khách, bởi hương vị các món ngon là bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ, với lượng khách quen đông đảo.