ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 18:32:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhớ tháng Tư lịch sử

Báo Cà Mau (CMO) Năm nào đến những ngày tháng Tư lòng tôi cũng nôn nao. 45 năm trôi qua, biết bao sự kiện khiến tim mình như bị dồn nén, như bị tung vỡ. Có ai ngờ sau 30/4/1975, dân tộc Việt Nam lại phải tiếp tục tiến hành nhiều cuộc chiến đấu mới, máu lại đổ, xương lại phơi!

30/4/1975: Vang khúc khải hoàn

Không ai quên được lời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” của Nhạc sĩ Phạm Tuyên, bởi đây là “ngày vui đại thắng!”, “30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông!”. Không ai quên được lời thơ Tố Hữu giữa thời khắc huy hoàng ấy:

“Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp

Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta

Chúng con đến, xanh ngời ánh thép

Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa!”

Và:

“Bởi có Bác, từ nơi đây ra đi tìm đường kách mệnh

Cho chúng con nay được trở về, vĩnh viễn Việt Nam!”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc xâm lược chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”. 

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, có thâm niên lâu nhất tại Lầu Năm Góc (1961-1968), khẳng định: “Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hoá và chính trị của Nhân dân Việt Nam, cũng như về nhân cách và tập quán của các nhà lãnh đạo của họ”... “Chúng ta đã sai lầm, sai lầm một cách tồi tệ. Chúng ta nợ các thế hệ tương lai câu giải thích tại sao?”.

... Đến những ngày tháng tư năm 2020

Nếu những ngày tháng Tư của 45 năm trước, mọi người đều “rầm rập xuống đường”, băng, cờ, khẩu hiệu rợp trời giành lấy chính quyền về tay Nhân dân, 45 năm sau (tháng 4/2020), mọi người “hãy ở trong nhà là yêu nước!”. Kẻ thù mới bây giờ vô hình nhưng quá nguy hiểm. Mấy tháng nay, không lúc nào tôi không cập nhật tin chống dịch. Covid-19 tàn phá cả thế giới, nặng nề và khủng khiếp. Làm sao hình dung nổi hậu quả khốc liệt do nó gây ra? Luôn luôn hồi hộp, luôn luôn lo âu, luôn luôn hy vọng, luôn luôn vui mừng, luôn luôn chờ đợi…, tất cả như vỡ oà trong lồng ngực! Cả thế giới chung một chiến hào! Không phải “điếu thuốc tàn còn chia sớt nhau”, mà cùng san sẻ cho nhau tất cả những gì có thể, từ chiếc khẩu trang, viên thuốc, hộp sữa, suất cơm, nơi ăn, chốn nghỉ, cho đến bó rau, ký gạo, gói mì, nước diệt khuẩn… Mọi người như ruột thịt, như anh em một nhà, dù ngoài nước hay trong nước. Nghe tin người Mỹ, Italy, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Hàn Quốc, Trung Quốc chết nhiều, lòng ai không xót xa!

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975.  Ảnh tư liệu

Ngay sau khi nghe lời kêu gọi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vợ chồng ông Năm Ao, Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau đã ủng hộ 10 triệu đồng để trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Anh Dương Ngọc Lợi, đường Nguyễn Đình Chiểu, từ ngày 12/4/2020 đã hoàn thành “cây ATM gạo” tại Phường 8, TP Cà Mau để hỗ trợ bà con nghèo. Mấy ngày qua báo chí trên thế giới như Mỹ, Anh, Thái Lan, UAE, Đài Loan, Úc, Qatar, Tây Ban Nha… đăng tải lại thông tin của hãng Reuters về cây ATM gạo của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Họ đánh giá sáng kiến là “hết sức tài tình” trong mùa dịch bệnh; rằng sáng kiến là “một ý tưởng mới lạ”; là “một ý tưởng tuyệt vời trong lúc nhiều người thất nghiệp do dịch Covid-19”. “Không chỉ gây ấn tượng mạnh vì áp dụng kỹ thuật hiện đại, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, ATM gạo còn cho thấy cái tâm, cái tầm của người sáng tạo”... “Một tuần sau khi ra đời,“ATM gạo” dành cho người nghèo, khó khăn do dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh đã tạo thành làn sóng mạnh mẽ, lan toả khắp cả nước. Những mô hình tương tự đã nhân bản ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên”…

Trong khi đó, những chiến sĩ, những anh hùng áo trắng đang quyết liệt nơi tuyến đầu; những chú công an; những anh bộ đội; những cựu chiến binh; những ông, bà cụ; những anh, chị; những em, cháu thiếu niên, nhi đồng… dù “không xuống đường” nhưng khí thế còn hơn khí thế những ngày tháng Tư của 45 năm về trước. 

Khi tôi kết thúc bài viết này (ngày 25/4), thế giới đã vượt mốc 2,7 triệu ca nhiễm, trong đó có gần 197.000 ca tử vong. Hiện còn 58.675 ca bệnh nặng đang điều trị và 780.000 ca khỏi bệnh. Về tổng số ca nhiễm, Mỹ chiếm hơn 1/3 số ca trên toàn thế giới: 50.360 người chết. Sau Mỹ là Ý: 25.969; Tây Ban Nha: 22.524; Pháp: 22.245 và Anh: 19.506.

Trong không khí chung sức, chung lòng, đồng tâm, hiệp lực quyết liệt chống dịch, những “Tiếng hát át đau thương” lại trỗi dậy phi thường. Những lời hát như thúc giục, như động viên, như cổ vũ mọi người đoàn kết, gắn bó hơn, thắt chặt hơn để vượt mọi gian nan, thử thách còn đang chực chờ phía trước. Có lúc hơn 10 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới và vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Thông tin đó như niềm vui thắng trận, mọi người cùng nhau đón chờ tin trận thắng cuối cùng./.

Ngày 25/4/2020

Trường Sơn Đông

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.