ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:21:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những đảng viên người dân tộc đi đầu

Báo Cà Mau Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Thời gian qua, có nhiều đảng viên người DTTS phát huy tốt vai trò, tiên phong, gương mẫu thực hiện các phong trào của địa phương, phát triển kinh tế gia đình.

Điển hình như ông Lê Văn Công, dân tộc Khmer, đảng viên 30 năm tuổi Ðảng, sinh hoạt tại Chi bộ ấp Cây Khô, đảng viên đi đầu trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự... Riêng về phát triển kinh tế gia đình, với 3 ha đất, ông duy trì trồng lúa trên đất nuôi tôm - cua, kết hợp nuôi gia súc, gia cầm. Ðể sản xuất đạt hiệu quả cao, ông chịu khó tìm tòi nghiên cứu, tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức, mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm 2 giai đoạn.

Ông Công chia sẻ kinh nghiệm: “Cần chọn con giống khoẻ mạnh, thuần dưỡng trong ao ương từ 15-20 ngày, sau đó chuyển sang ao nuôi thương phẩm. Ao ương và ao nuôi cần cải tạo đảm bảo kỹ thuật, được thực hiện kỹ càng qua các khâu từ diệt cá tạp đến lấy nước, xử lý nước... Chỉ cho tôm ăn 1 lần/ngày, định kỳ xử lý vi sinh ổn định môi trường nuôi. Tôm nuôi sau 2-2,5 tháng sẽ xuất bán. Nuôi tôm 2 giai đoạn hạn chế rủi ro dịch bệnh, rút ngắn thời gian, tăng số vụ nuôi từ 3-4 vụ/năm, lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng/vụ. Khi thấy có hiệu quả kinh tế cao, tôi tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong ấp làm theo”.

Ông Lê Văn Công tận dụng đất trống quanh nhà trồng rau màu phục vụ bữa ăn hằng ngày.

Những năm qua, ông Công cùng Chi bộ ấp tham gia hoà giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xóm, ấp. Tuyên truyền cho bà con phum, sóc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hàng rào cây xanh, trồng hoa, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

"Là đảng viên, tôi nhận thức được trách nhiệm, luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, tích cực đi đầu trong các phong trào của địa phương. Có như vậy, khi mình vận động, tuyên truyền thì bà con mới nghe, làm theo", ông Công chia sẻ.

Còn với chị Thạch Thị Satana, đảng viên người dân tộc Khmer, sinh hoạt tại Chi bộ ấp Cây Khô, cũng là điển hình trong phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc. Hiện gia đình chị là hộ khá, giàu, có nguồn thu nhập ổn định từ hơn 3 ha nuôi tôm, cua và kết hợp trồng mai, cây ăn trái trên bờ vuông.

Chị Thạch Thị Satana có thu nhập ổn định từ 3 ha nuôi tôm - cua kết hợp.

Không chỉ cần cù, chịu khó phát triển kinh tế gia đình, chị Satana còn tích cực phát huy vai trò đảng viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, vận động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xoá bỏ hủ tục lạc hậu; chấp hành tốt chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ông Nguyễn Việt Bắc, Phó chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Toàn xã có 529 đảng viên, trong đó có 29 đảng viên DTTS. Những năm qua, với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đảng viên Thạch Thị Satana và Lê Văn Công đã thể hiện vai trò “đầu tàu” gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhiều hộ dân giảm nghèo, góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí nông thôn mới của địa phương”./.

 

Tiểu Ái

 

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).

Chìa khoá quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên

Ngày nay, ngân hàng số không còn là chuyện riêng của người lớn mà đã trở thành một công cụ hữu ích giúp giới trẻ làm quen với tài chính. Khi tiếp cận sớm các dịch vụ ngân hàng, học sinh, sinh viên (HS, SV) có thể rèn luyện thói quen quản lý tiền bạc, biết cách lập ngân sách, kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng chi tiêu quá tay. Quan trọng hơn, những kỹ năng này không chỉ giúp các em vững vàng về tài chính ngay từ khi còn trẻ mà còn góp phần định hình tư duy tài chính thông minh cho tương lai.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.