ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 10:05:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thới Bình vững bước đi lên

Báo Cà Mau Thới Bình là vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dù bị áp bức bóc lột và hứng chịu biết bao bom đạn của kẻ thù nhưng người dân Thới Bình vẫn anh dũng, kiên cường bám đất, bám làng, quyết “một tấc không đi, một li không rời” để chiến đấu, xây dựng, tích cực kiến thiết quê hương sau ngày thống nhất đất nước.

Thới Bình là vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dù bị áp bức bóc lột và hứng chịu biết bao bom đạn của kẻ thù nhưng người dân Thới Bình vẫn anh dũng, kiên cường bám đất, bám làng, quyết “một tấc không đi, một li không rời” để chiến đấu, xây dựng, tích cực kiến thiết quê hương sau ngày thống nhất đất nước.

Anh dũng, kiên cường trong chiến đấu

Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết vào ngày 21/7/1954, ngoài việc bắn giết tàn bạo, chính quyền Ngô Ðình Diệm còn ra sức xây dựng một số tổ chức chính trị phản động để thực hiện âm mưu thúc ép “toàn dân chống cộng”, “tố cộng, diệt cộng”. Chúng thẳng tay bắt bớ, bắn giết, tịch thu tài sản, đất đai của những người kháng chiến chống Pháp, cưỡng ép dân phải dời nhà, ruộng vườn ra ấp chiến lược để dễ kiểm soát, kềm kẹp, vơ vét.

Ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp được nông dân trên địa bàn huyện đẩy mạnh thực hiện mang lại hiệu quả cao, đến nay Thới Bình đã có trên 50.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, năng suất 5 tấn/ha.   Ảnh: Phong Phú

Ðể chỉ đạo sát cơ sở, kịp thời đối phó với âm mưu hành động của địch, Tỉnh uỷ chủ trương chia tách huyện Cà Mau Bắc ra thành 2 huyện là Thới Bình và Trần Văn Thời. Ngày 20/6/1956, tại Lung Lá, đất ông Năm Châu, xóm Ngã Cạy, Ấp 6, xã Tân Lợi (nay là ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ) Tỉnh uỷ công bố quyết định thành lập huyện Thới Bình và chỉ định Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện gồm 6 đồng chí. Tỉnh uỷ cũng chỉ định đồng chí Nguyễn Sấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, làm Bí thư Huyện uỷ.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, quân và dân Thới Bình đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và đập tan các trận càn quét, bắn phá của địch. Ðiển hình như trận diệt tên quận trưởng gian ác Lê Văn Hai và đồng bọn ở vàm Cái Sắn vào ngày 2/3/1959; trận càn của Trung tâm Huấn luyện biệt kích Mỹ (hay còn gọi là Trung tâm Huyện Sử) ở Kinh 7, xã Trí Phải vào ngày 29/10/1963, tiêu diệt 410 tên, bắt sống 227 tên địch, trong đó có 3 tên Mỹ (đây là trận bắt được giặc Mỹ đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ); trận đánh vào Chi khu Thới Bình ngày 9/6/1972 và xoá sổ 66/144 đồn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.850 tên địch, làm chủ vùng nông thôn, góp phần làm phá sản từng bước chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam vào ngày 27/1/1973.

Năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất

Sau khi đất nước thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Ðảng bộ, quân và dân Thới Bình bắt tay vào khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung đẩy mạnh sản xuất, thực hiện trang trải ruộng đất, cải tạo nông nghiệp, tăng cường xây dựng các công trình y tế, trường học, giao thông, thuỷ lợi, vận động xây dựng nếp sống mới,... Từ đó, đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất Thới Bình thôn.

Ðồng chí Hồ Xuân Việt, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thới Bình, cho biết, trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa tăng vượt bậc (từ 2,4 tấn/ha vào năm 1982 lên 6 tấn/ha vào cuối năm 1986). Hệ thống giao thông nông thôn với 464 km đường đất đen, trên 1.600 cây cầu lớn nhỏ nối liền các xã, thị trấn trong huyện (kết quả này được Trung ương, tỉnh công nhận huyện hoàn thành cơ bản giao thông nông thôn theo tiêu chí lúc bấy giờ). Văn hoá - xã hội có sự chuyển biến tích cực, số lượng học sinh được huy động đến trường năm 1988 tăng gấp đôi so với năm 1982; mạng lưới y tế phủ khắp các xã, thị trấn...

Từ một huyện có nền kinh tế phát triển kém nhất tỉnh Cà Mau, hơn 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp là đất trũng phèn, trồng lúa không hiệu quả, nhờ khơi dậy được nội lực trong Nhân dân đã giúp cho kinh tế của huyện không ngừng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm gần 13%. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay hơn 29 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ là 1,82% và theo hướng tiếp cận đa chiều là 7,94%. Tổng sản phẩm trong huyện năm 2015 ước đạt trên 3.420 tỷ đồng, tăng hơn gấp 8 lần so thời điểm tái lập tỉnh Cà Mau vào năm 1997.

Kể từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thế mạnh kinh tế của huyện là nuôi thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ lực là nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa. Toàn huyện hiện có trên 48.000 ha nuôi tôm, trong đó có gần 25.000 ha nuôi tôm kết hợp với trồng lúa. Sản lượng thuỷ sản thu hoạch hằng năm hơn 35.000 tấn (trong đó có trên 12.400 tấn tôm, năng suất bình quân hiện nay đạt khoảng 300 kg/ha) và sản lượng lúa hơn 113.000 tấn. Ngoài ra, huyện còn quy hoạch hơn 10.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, 1.000 ha nuôi tôm công nghiệp và gần 10.000 ha nuôi tôm càng xanh.

Ông Lý Minh Vững, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, khẳng định: Mô hình lúa - tôm thời gian qua đạt hiệu quả khá cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác của huyện. Ông Vững cho biết thêm, hiện Thới Bình tiếp tục hợp tác với các nhà khoa học để nghiên cứu những giống lúa chịu mặn cao và đạt năng suất, chất lượng cho xuất khẩu, nhằm giúp người dân sản xuất bền vững và nâng cao nguồn thu nhập.

Hệ thống giao thông nông thôn trong huyện liên tục phát triển. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, toàn huyện hiện có 539 km lộ bê-tông và 122 km lộ nhựa và 12/12 xã, thị trấn có đường cho xe ô-tô về đến trung tâm. Còn đường dành cho xe mô-tô thì được nối liền tất cả các ấp, khóm.

Lĩnh vực giáo dục, y tế, xây dựng đời sống văn hoá có bước phát triển đáng ghi nhận. Toàn huyện hiện có 22/61 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt 38% tổng số trường trong huyện. 12/12 trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia về y tế theo bộ tiêu chí mới. Những kết quả trên đã giúp cho huyện đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Ðến nay, Thới Bình có 2 xã được công nhận đạt chuẩn là Trí Phải và Trí Lực, các xã còn lại đạt bình quân 13,5 tiêu chí.

"Ðể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, quyết tâm đến năm 2020, Thới Bình sẽ được tỉnh công nhận đạt chuẩn huyện văn hoá - nông thôn mới và nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 49 triệu đồng/năm. Huyện sẽ đẩy mạnh việc quy hoạch vùng sản xuất, thành lập nhiều tổ hợp tác để tạo sự liên kết và nâng chuỗi giá trị cho người dân. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đủ đức, đủ tài để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết của Ðảng bộ huyện đề ra", đồng chí Hồ Xuân Việt, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thới Bình, nhấn mạnh./.

Trí Thuận

Xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

(CMO) Ngày 17/8, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Khởi sắc những tuyến dân cư kiểu mẫu

Những ngày này, xuôi xe về các xóm, ấp trong huyện Cái Nước, lòng bỗng thấy phấn khởi vì làng quê có nhiều thay đổi. Những tuyến dân cư kiểu mẫu hiện ra như khoác lên làng quê chiếc áo mới. Ðó là thành quả từ sự chung tay góp sức của Nhân dân xây dựng quê hương.

Khởi sắc Nguyễn Huân

Địa bàn rộng lại nằm xa trung tâm huyện, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của người dân trong xã có bước tiến rõ nét, nhiều mô hình kinh tế kết hợp mang lại hiệu quả cao đang mở hướng phát triển mới cho xã trong thời gian tới.

Năm Căn trên đường phát triển

Năm Căn là một huyện được thụ hưởng nhiều công trình của Trung ương, của tỉnh đầu tư về cơ sở hạ tầng để tạo đà phát triển mạnh về kinh tế. Các công trình có tính chiến lược như: sân bay, cảng biển, Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Ðặc biệt, Năm Căn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Năm Căn với diện tích 11.000 ha, tỉnh Cà Mau phê duyệt Cụm công nghiệp Năm Căn trên 2.000 ha và Năm Căn còn được xác định là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau.

Rộn ràng Xóm Mới

Tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí khó thực hiện trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bởi cần nguồn vốn đầu tư khá lớn. Xác định được khó khăn này, người dân ấp Xóm Mới, xã Đất Mới, huyện Năm Căn đã tự nguyện góp tiền để xây dựng hơn 1.000 m lộ để đấu nối đến thị trấn Năm Căn và một số xã lân cận. Không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước là việc làm đáng được biểu dương, nhân rộng.

Tạo đà xây dựng nông thôn mới

“Xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Tân Thành đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn”, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trương Huỳnh Lãm nhận định.

Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới

Xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần bảo vệ an ninh - quốc phòng ngày càng vững chắc. Thời gian qua, bên cạnh tập trung củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, Ðảng uỷ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cái Nước còn triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”.

Điều tra vốn đầu tư làm cơ sở định hướng phát triển

Ông Nguyễn Văn Bé, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, cho biết, điều tra vốn đầu tư phát triển năm 2015 nhằm thu thập thông tin về tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2014, năng lực vốn tăng của dự án, công trình hoàn thành trong năm 2014 và năng lực sản xuất chủ yếu hiện có của các thành phần kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.

Niềm vui trên cánh đồng lúa - tôm càng xanh

Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa - tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.

Hiệu quả từ trồng dây thuốc cá

Năm Căn là vùng đất phèn, mặn, việc trồng cây gì, nuôi con nào cũng cần có thời gian thử nghiệm. Ở xã Đất Mới, bà con đã thêm cây thuốc cá vào “danh sách vàng” những cây hiệu quả.