ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 11:47:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

200 ngày tự do, yên bình

Báo Cà Mau Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chấm dứt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của Nhân dân ta. Ðây là một thắng lợi to lớn của Nhân dân ta trên con đường giải phóng dân tộc, là cơ sở pháp lý quốc tế để ta tiếp tục đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong cả nước.

Ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước, khẳng định công lao to lớn của Nhân dân miền Nam “đi trước về sau”, Người nói rõ: “Ðồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Ðảng, Chính phủ luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc rằng sẽ thắng lợi”.

Ðoàn Cải lương Hương Tràm phục vụ văn nghệ hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời.

Các tỉnh thuộc miền Tây có 15 ngày để chuyển quân tập kết về Cà Mau. Ta và đối phương thống nhất, trên con đường chuyển quân, đối phương phải rút hết lực lượng và đồn bót. Theo đó, lực lượng của các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng... từ vùng giải phóng xuống Cà Mau. Tại Cà Mau, khu tập kết 200 ngày bao gồm bán đảo Cà Mau, bắt đầu từ Vịnh Thái Lan vào bờ Nam sông Cái Lớn đến ngã ba sông Nước Trong, qua kênh xáng Ngan Dừa, xuống ngã tư Vĩnh Phú đến Vĩnh Hưng, ra biển Ðông. Khu này phần lớn là vùng giải phóng (trừ thị trấn Cà Mau, Giá Rai, Tắc Vân và các thị tứ Hộ Phòng, Hoà Bình). Ngày 25/8/1954, ta lập Uỷ ban Quân chính tiếp quản khu tập kết, kinh xáng Chắc Băng trở thành trung tâm khu tập kết.

Trung ương Cục chủ trương xây dựng khu tập kết Cà Mau thành hình mẫu chính quyền cách mạng, một chính quyền của dân, do dân và vì dân, để đồng bào cảm nhận sâu sắc, so sánh với chế độ quốc gia giả hiệu, tay sai của Pháp - Mỹ, tạo tiền đề cho các tầng lớp Nhân dân đấu tranh giữ lấy những quyền lợi mà cách mạng đã đem lại cho họ.

Ta xây dựng hàng trăm căn nhà mới cho những gia đình sống lang thang, không nơi nương tựa; sửa trường cũ, cất thêm trường mới. Toàn khu tập kết có 875 trường, có cả trường cho con em đồng bào Khmer. Cán bộ, bộ đội tích cực làm công tác chống dốt. Trong thời gian 200 ngày, ta đã mở 200 lớp học bình dân, xoá 75% số người chưa biết chữ. Ta lập thêm 24 trạm y tế, nhà bảo sanh, điều trị trên 10 ngàn lượt người bệnh trong khu vực và các nơi khác đến.

Phong trào vệ sinh làm sạch đường phố, hốt rác, nạo vét cống rãnh, đào mương thoát nước ở các khu xóm lao động được quần chúng tham gia đông đảo. Ðèn điện được mắc thêm ở các xóm lao động, các ngõ hẻm. Ta đã làm nhiều sân vận động mới, tuyên truyền phong trào thể dục thể thao, tổ chức luyện tập, bóng đá sôi nổi giữa các đơn vị bộ đội và thanh niên địa phương. Ðặc biệt, những buổi trình diễn của các đoàn văn công, các đội ca múa thiếu nhi, những cuộc triển lãm, chiếu phim cả ngày lẫn đêm ở nhiều địa điểm, đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tạo không khí sôi động.

Vùng Cà Mau trong thời gian tập kết chuyển quân nhộn nhịp như ngày hội. Thân nhân của cán bộ, chiến sĩ đi tập kết, đồng bào các giới khắp Nam Bộ tới lui thăm nom người thân rất đông đảo, không khí thật vui vẻ. Trật tự an ninh vùng tập kết được đảm bảo, ban đêm không có giới nghiêm, nhà không đóng cửa, đồ đạc không sợ bị trộm cắp. Ðời sống mới ở vùng giải phóng tràn vào các thị trấn, thị tứ do ta quản lý, bến xe, bến tàu ngày đêm tấp nập hành khách. Ðường Bạc Liêu - Cà Mau trước đây mỗi tuần có 2 chuyến xe đò thì thời điểm tập kết lên đến 16 chiếc chạy suốt ngày đêm; xe chở hàng từ 4 chiếc lên 14 chiếc. Tàu, ghe máy từ 100 chiếc lên hàng ngàn chiếc. Tiệm, quán mở thêm nhiều, hàng hoá dồi dào, mua bán náo nhiệt.

Ðồng bào ghi nhận tinh thần phục vụ và thái độ đối xử của cán bộ cách mạng vui vẻ, nhã nhặn, khác hẳn với chính quyền bù nhìn và lính đánh thuê. Nhân dân khen văn nghệ cách mạng có nội dung lành mạnh, đề cao hoà bình, tinh thần dân tộc, độc lập tự chủ của Việt Nam, khác hẳn văn nghệ của vùng bị địch tạm chiếm. Ðồng bào rất thích tiêm Philatốp, coi là “thần dược” trị được nhiều bệnh mà vùng bị địch tạm chiếm không có. Ðồng bào cũng nhận thấy, từ khi cách mạng tiếp quản, bao nhiêu tệ nạn rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện, trộm cắp... ở các thị trấn, thị tứ do địch tạm chiếm hầu như mất hẳn. Ðồng bào khen: “Việt minh hay thật!”.

Những điều hay của chế độ mới, những việc làm của chính quyền dân chủ Nhân dân in đậm dấu ấn trong ký ức của người dân Cà Mau và người dân ở khắp Nam Bộ đến đây để tiễn đưa người thân đi tập kết, họ được trực tiếp tai nghe, mắt thấy. Thời gian 200 ngày tập kết chuyển quân, đồng bào Cà Mau đã sống những ngày thật tự do, hạnh phúc!

(Nguồn: “Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến, 1945-1975”)

 

Chí Công

 

Nhiều công trình, phần việc của tuổi trẻ

Nhiều công trình, phần việc được đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) chung tay thực hiện hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc.

Công bố Di tích lịch sử cấp tỉnh “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Sáng 12/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành và công bố xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10 xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Công tác chuẩn bị của Trung ương cho cuộc tập kết (*)

Tháng 9/1954, Tổng Quân uỷ ra Chỉ thị số 123/CT-4 về việc đón tiếp cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào về nước. Chỉ thị nêu rõ: “Việc bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc cũng nhằm để thi hành đúng hiệp định đình chiến, đồng thời cũng để xây dụng lực lượng vũ trang hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Vì vậy, việc đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra miền Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn”.

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Tri ân vùng đất gắn liền sự kiện lịch sử cách mạng

Hướng đến kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng 9/11, thông qua vận động, Đoàn từ thiện thuộc Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu về nguồn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 - 2024)

Người tạo dấu ấn

Những ngày lập đông 1954, gió chướng thổi mạnh, không khí lạnh từ biển Ðông ùa vào cửa sông Ông Ðốc, cũng là lúc cán bộ, chiến sĩ, con em các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Nguyễn Ngọc Cung, xuống tàu Kilinski của Ba Lan đi tập kết ra Bắc, lên bến Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không lâu sau đó, trên đất Bắc, Nguyễn Ngọc Cung trở thành thành viên sáng lập: Hội Sân khấu Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Ðiện ảnh Việt Nam. Ông sáng tác kịch bản phim "Biển động" vào cuối năm 1957.

Cà Mau - Trước, trong và sau tập kết

Chúng ta từng biết Cà Mau không phải là vùng đất hoang sơ “khỉ ho cò gáy”, dân trí thấp kém như một vài “học giả” không sát thực tế đã từng nói. Cũng như không phải nơi tận cùng “hải giác thiên nhai” để cho mãnh thú và tội đồ từ các nơi đến ở với “lính trốn và trốn lính” theo một vài cuốn sách nào đó, làm lem ố những dòng lịch sử chói ngời của vùng đất thiêng, bao phen làm điểm tựa cho lịch sử cả miền đồng bằng Nam Bộ.

Tư liệu quý từ ghi chép của người tập kết

Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra đã 70 năm, những yếu tố về lịch sử, chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng, Bác Hồ thì sách báo đã đề cập. Tuy vậy, lớp hậu thế muốn tìm hiểu chi tiết vấn đề lại rất ít thông tin. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp cận tài liệu từ nhân chứng (còn lại không nhiều), từ thân nhân, từ Bảo tàng tỉnh, chúng tôi bắt gặp những trang nhật ký, ghi chép, hồi ức, qua đó giúp phần nào hình dung lại một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt này.

Ngày ấy chúng tôi đi

Chiến tranh kết thúc sau 21 năm, tôi kịp về sống giữa lòng mẹ như những ngày thơ bé, kịp quấn trên đầu chiếc khăn tang khi mẹ qua đời. Tôi cũng kịp nhận ra niềm hạnh phúc của đứa con được sống bên cạnh mẹ.