ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-10-24 09:19:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Báo Cà Mau Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Chồng mất sớm, 3 mẹ con chị Hiền nương tựa vào nhau để sống. Những năm trước đây, cuộc sống gia đình chị dựa vào nguồn thu nhập từ sạp nhỏ bán rau cải, cá mắm ở khu vực chợ thị trấn U Minh. Kinh tế gia đình khó khăn. Sau nhiều đêm suy nghĩ và thấy nguồn cá lóc, cá sặt đồng ở U Minh dồi dào, giá cá rẻ và sẵn biết nghề truyền thống của cha mẹ truyền lại, nên chị Hiền quyết định mua cá về làm mắm bán kiếm lời, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Lúc mới ra nghề, do chưa có khách hàng và thị trường tiêu thụ nên chị Hiền chỉ làm thử 3 khạp mắm cá sặt, cá lóc đồng, mỗi khạp khoảng 40-50 kg. Sau 5-6 tháng, chị dỡ mắm ra bán. Nhờ nắm bắt được những kinh nghiệm, phương pháp làm mắm cá đồng của cha mẹ truyền lại nên sản phẩm mắm của chị Hiền được nhiều người ưa thích. Một trong những đặc trưng thu hút khách hàng là mắm có màu hồng nhạt, không quá mặn, vị ngọt nhẹ do ướp mật ong, trộn nhiều thính, đặc biệt có mùi thơm hấp dẫn sau khi chế biến các món ăn.

Sản phẩm mắm cá lóc của chị Trần Thị Hiền.

Sản phẩm mắm cá lóc của chị Trần Thị Hiền.

Tiếng lành đồn xa, người này ăn thấy ngon, truyền miệng lại cho người khác, chỉ trong 1 tuần đầu tiên, 3 khạp mắm của chị Hiền đã bán hết. Sau khi trừ chi phí, 3 khạp mắm này chị Hiền còn lãi trên 10 triệu đồng. Thấy thu nhập cao và sẵn có tay nghề, cùng với nguồn cá nguyên liệu ở địa phương dồi dào nên chị Hiền quyết định mở rộng quy mô sản xuất.

5 năm trở lại đây, năm nào chị Hiền cũng làm mắm từ khoảng 1,5 tấn cá nguyên liệu. Dỡ mẻ mắm này, chị Hiền mua cá nguyên liệu về làm tiếp mẻ khác. Chị Hiền làm mắm không theo thời vụ mà làm quanh năm. Do đó, lúc nào cũng có mắm để bán.

Mắm cá lóc giá từ 150-180 ngàn đồng/kg, mắm cá sặt giá 80-90 ngàn đồng/kg. Vừa bán sỉ, bán lẻ, mỗi ngày chị Hiền bán được 20-25 kg mắm cá lóc và cá sặt, trừ chi phí, chị còn lãi 800-1 triệu đồng. Nhờ vậy, kinh tế gia đình từng bước vươn lên.

Chị Trần Thị Hiền chuẩn bị thành phẩm giao cho khách hàng đặt mua.

Chị Trần Thị Hiền chuẩn bị thành phẩm giao cho khách hàng đặt mua.

Chị Hiền cho biết: “Ðể mắm thơm ngon, cá sau khi làm xong đem đi ngâm nước muối vài giờ rồi vớt ra để cho khô nước. Sau đó, ướp một ít rượu trắng để cá không bị hôi. Thắng một ít đường mía và mật ong cho thật già rồi trộn đều vào cá, sau đó ướp muối và trộn thính, xếp cá vào khạp, ém chặt, ủ từ 5-6 tháng. Con mắm khi dỡ phải không bị nát, có màu hồng nhạt, dậy mùi đặc trưng mới ngon”.

Mặc dù chưa có thương hiệu riêng, nhưng với hương vị thơm ngon, đậm đà, sản phẩm mắm của chị Hiền thu hút được nhiều khách hàng gần xa. Chính điều này tiếp thêm động lực để chị duy trì, tiếp tục phát triển nghề làm mắm cá đồng truyền thống đã gắn bó với chị hơn 10 năm nay. Cũng chính nghề làm mắm lóc, mắm sặt đồng này đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên khá giàu./.

 

Hùng Phước

 

Chuyển đổi số trong kinh tế tập thể là xu thế cấp thiết

Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) không chỉ là xu hướng mà còn mang tính cấp thiết mà các HTX, cơ sở sản xuất, thậm chí nông dân phải tiếp cận để thích nghi và phát triển. Chuyển đổi số được xem là một nền tảng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hoá hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao lợi nhuận.

An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Hiện toàn tỉnh có hơn 95.700 hộ đăng ký, cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.