ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 17:35:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Văn học nghệ thuật Cà Mau - Hành trình 60 năm không ngừng sáng tạo

Báo Cà Mau Năm 1960, sau Nghị quyết 15 của Trung ương Ðảng, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam, Tỉnh uỷ Cà Mau ra lời Hiệu triệu kêu gọi Ðồng khởi. Trong khí thế cách mạng dâng trào, Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ chủ trương thành lập Tiểu ban Văn nghệ để trực tiếp lãnh đạo và phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật của tỉnh. Tiểu ban Văn nghệ thành lập Ðoàn Văn công Giải phóng Cà Mau và Tạp chí Lúa Vàng. Ðây chính là mảnh đất ươm mầm và phát hiện, bồi dưỡng cho đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng ở Cà Mau.

Các đại biểu tham quan khu trưng bày Tạp chí Văn nghệ Cà Mau và các ấn phẩm văn học nghệ thuật tại buổi Toạ đàm kỷ niệm 80 năm ra đời “Ðề cương về Văn hóa Việt Nam 1943-2023”. Ảnh: QUỐC BÌNH

Tạp chí Lúa Vàng, tiền thân của 2 tạp chí Văn nghệ Cà Mau, Văn nghệ Bạc Liêu xuất hiện từ năm 1960 - năm cả miền Nam nổi dậy giành lấy chính quyền từ tay Mỹ nguỵ. Từ căn cứ cách mạng giữa rừng đước bạt ngàn, nơi chỉ cách Chi khu Năm Căn chừng 10 cây số đường chim bay, đã làm nên nhịp cầu nối với bạn viết, bạn đọc, qua đó nhen nhóm, lan ra một đời sống văn học nghệ thuật đầy sức sống, sức chiến đấu lúc bấy giờ.

Năm 1964, được sự đồng ý của Tỉnh uỷ, Ban Tuyên huấn đã chỉ đạo Tiểu ban Văn nghệ (trực thuộc Ban Tuyên huấn) gấp rút tổ chức Ðại hội Văn nghệ với đại biểu là những văn nghệ sĩ vừa cầm bút sáng tác vừa cầm súng chiến đấu. Ðại hội I thành lập Phân hội Văn nghệ, tổ chức từ ngày 11 - 15/6/1964 tại căn cứ kháng chiến kênh Tư Là, xã Hàm Rồng (nay là xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn). Ban Chấp hành có 21 thành viên. Chủ tịch Phân hội: Nguyễn Hải Tùng, Phó chủ tịch: Tam Nghị. Thường vụ: Ðoàn Minh Hoàng, Bảo Nam. Thư ký: Thanh Tâm, Nguyễn Mai. Các Uỷ viên: Út Bé, Năm Chi, Huỳnh Hảnh, Anh Ðạo, Tám Liễu, Quang Khánh, Hữu Cơ, Bá Thời, Thiện Bình, Phạm Huỳnh, Văn Thống, Công Khanh, Văn Chất, Lê Lương, Công Uẩn. Phân hội Văn nghệ Giải phóng chính là tổ chức tiền thân và ngày 15/6 cũng được chọn làm ngày thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau.

Từ những hạt mầm kể trên, lần lượt làm nảy nở nhiều ngòi bút có khả năng sáng tạo văn học như: Nguyễn Phong Triều, Nguyễn Kiên Ðịnh, Nguyễn Xuân Bắc, Lê Chí, Ngọc Tám, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thanh, Phạm Văn Tri, Giang Bĩnh Sanh, Hồng Nhiên, Nguyễn Duy Vinh, Quang Thắng...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chuyên ngành sân khấu tập trung hầu hết ở Ðoàn Văn công Giải phóng, có nhiều cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp VHNT tỉnh nhà. Những tác phẩm tiêu biểu như: hoạt cảnh “Nổi dậy” của Huỳnh Hảnh, “Anh Ba Gật” của Nguyễn Hải Tùng, “Ngọn lửa hờn” của Ðỗ Hồng Phước, “Nhạc phi bái mẫu” của Lâm Tường Vân, “Dá ăn lính Diệm” của Anh Ðạo, “Chiến dịch sình ương” của Trọng Nguyễn...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII năm 2024, do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau tổ chức.

Về âm nhạc, đã nảy nở những khả năng mới với nhiều ca khúc như: “Du kích Tân Hưng Ðông” của Lê Lương, “Những cánh chim từ Ðất Mũi” của Thế Phương, “Bài ca Nguyễn Văn Hài” của Trần Thanh Hoà, "Hát về đất biển quê ta” của Thanh Tâm.

Về nhiếp ảnh, xuất hiện nhiều tác phẩm ảnh của Võ An Khánh, Phạm Hiến, Nguyễn Hiệp, Nguyễn Khâu, Lê Thông, Kiên Hùng, Văn Ngàng, Ðức Thượng..., đã chuẩn bị điều kiện vững chắc cho phong trào nhiếp ảnh sau này. Về mỹ thuật, xuất hiện nhiều tranh ký hoạ, tranh cổ động, tranh đả kích của Văn Bình, Văn Nhiệm, Hồng Hải...

Văn nghệ sĩ hôm nay luôn ghi nhớ và tự hào với những người cầm máy ảnh đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu như: Hai Nhiếp, Bảy Dũng, Lê Kia, Bạch Ðằng... ; những diễn viên Ðoàn Văn công Giải phóng Cà Mau như: Bảy Ðảo, Bảy An, Út Trà, Tám Vui, Út Thiết...; những người làm công tác mỹ thuật như: Tư Phương (Anh Mộng)...; những người cầm bút như: Lê Vĩnh Hoà, Thanh Trần, Trần Thanh Tùng... Ðặc biệt, Nguyễn Mai đã để lại cho chúng ta khí phách của một nhà văn, nhà báo cộng sản với 81 phát đạn cạc-bin, một bá súng do ông đập bể trong điều kiện chiến đấu nghiệt ngã và ông đã anh dũng hy sinh trong dịp đi làm báo Tết trên tuyến lộ Rau Dừa (Cái Nước). Càng thương nhớ nghệ sĩ múa Năm Châu những ngày lặn lội sưu tầm dân ca Nam Bộ, dân ca Khmer ở Tân Lộc (Thới Bình), đã trực tiếp chiến đấu với một đại đội địch trên cánh đồng lúa và ngã xuống trong chuyến đi ấy.

Sau khi nước nhà thống nhất, 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu sáp nhập thành tỉnh Minh Hải. Ban vận động thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Minh Hải (1983-1984), Trưởng ban: Nghệ sĩ Sân khấu - Nhà báo Nguyễn Hải Tùng; các Phó ban: Nhà văn Nguyễn Thanh (thường trực), Nghệ sĩ Sân khấu Nguyễn Trọng Nguyễn, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Võ An Khánh.

Ban Chấp hành lâm thời (1985-1991), Chủ tịch: Nguyễn Hải Tùng; các Phó chủ tịch: Nguyễn Thanh (kiêm Tổng thư ký), Trọng Nguyễn, Võ An Khánh.

Ðại hội lần thứ II Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Minh Hải (1992-1996), diễn ra ngày 3 và 4/6/1992. Ban Chấp hành có 11 người. Ban Thường trực: Tổng thư ký Trần Thanh Phong; các Phó tổng thư ký: Nguyễn Thanh, Trọng Nguyễn.

Ðến năm 1997, sau sự kiện tái lập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, Hội Văn học Nghệ thuật của 2 tỉnh lần lượt được thành lập, với lực lượng nòng cốt là cán bộ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Minh Hải. Kể từ giai đoạn ấy, văn học nghệ thuật của cả 2 tỉnh phải gầy dựng lực lượng lại gần như từ đầu. Về nhận nhiệm vụ tại tỉnh Bạc Liêu là: Trọng Nguyễn, Thanh Quang, Nguyễn Văn Thanh...; người ở lại Cà Mau là: Nguyễn Thanh, Lê Ðình Trường, Huỳnh Thiện Hùng, Ngô Thanh Hùng...

Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu ban đầu chỉ trên dưới 30 hội viên, qua gần 27 năm chia tách tỉnh đã phát triển trên 500 hội viên, trong đó có trên 120 hội viên chuyên ngành Trung ương. Cùng anh em sinh đôi ở tỉnh Bạc Liêu, hiện nay đội ngũ văn nghệ sĩ là hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau cũng đã phát triển lên con số gần 300 người, với gần 130 hội viên các chuyên ngành Trung ương, hiện diện ở 9 chuyên ngành: Âm nhạc, Ðiện ảnh, Kiến trúc, Múa, Sân khấu, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Văn học, Văn nghệ dân gian. Có 2 Nghệ sĩ Nhân dân, 15 Nghệ sĩ Ưu tú và 2 Nghệ nhân Ưu tú.

Đoàn Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau đi thực tế sáng tác tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Quốc Bình

Chỉ tính riêng giải thưởng văn học nghệ thuật Phan Ngọc Hiển - tỉnh Cà Mau, qua 4 lần tổ chức, đã trao tặng cho 60 tác phẩm, công trình của 60 tác giả, nhóm tác giả. Ðây là giải thưởng lớn đồng thời cũng là sự tri ân, công nhận của tỉnh đối với những đóng góp không ngừng nghỉ của văn nghệ sĩ Cà Mau trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau ngoài 9 chuyên ngành còn có Tạp chí Văn nghệ Cà Mau (tiền thân là Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng), cơ quan ngôn luận trực thuộc Hội và cũng là diễn đàn của văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Lực lượng sáng tác trẻ xuất hiện trên diễn đàn Tạp chí Văn nghệ thường xuyên như: Nguyễn Ngọc Tư, Lê Minh Nhựt, Nguyễn Thị Việt Hà, Huỳnh Thuý Kiều... cũng đã thật sự tạo nên tên tuổi, ghi sâu dấu ấn trong lòng độc giả bằng những sáng tác sâu lắng, mang đậm hơi thở vùng đất, con người Cà Mau trong từng giai đoạn phát triển. Ðặc biệt, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên điểm nhấn, cho tên Cà Mau được bạn đọc cả nước biết đến và nhắc tới thường xuyên.

Nếu tính mốc từ năm 1964 - lần đại hội đầu tiên ở rừng đước, đến nay, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau đã trải qua 60 năm. Trong suốt chặng đường gần một đời người, dẫu trong thời chiến tranh mưa bom bão đạn hay khi đất nước đã hoà bình thống nhất, bước vào trận địa mới đầy gian nan thử thách thời kinh tế thị trường, mảnh đất từng được xem là tận cùng Tổ quốc vẫn không ngừng đóng góp cho nền văn học nghệ thuật của nước nhà những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu, thông qua những tác phẩm mang đặc trưng của vùng đất đang tích cóp từng hạt phù sa, ngày đêm miệt mài vươn ra biển lớn.

60 năm xây dựng và phát triển, Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, các Hội chuyên ngành Trung ương cùng các Hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cộng với sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi vì tôn chỉ, mục đích đã định. Ðó là cơ sở và nền tảng vững chắc để các thế hệ văn nghệ sĩ Cà Mau có thêm niềm tin, vững bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, góp phần xứng đáng xây dựng quê hương giàu đẹp, xây dựng nếp sống văn hoá văn minh của con người vùng đất Mũi Cà Mau./.

 

Trịnh Thanh Vũ

 

Sắc màu hát bội

Vào ngày 10/11 tới đây, nhiếp ảnh nữ tự hào có thêm niềm vui khi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Hồng Nga tổ chức triển lãm cá nhân với chủ đề “Sắc màu trong hát bội”. Vốn chuyên chụp sân khấu, là phóng viên của Báo Sân khấu TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới ảnh, lại nặng tình với sân khấu, chị có cả kho ảnh đẹp, đủ sắc thái trong biểu diễn trên sân khấu: múa, rối nước, hát tuồng, hát bội... Năm 2006, chị được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Người chụp ảnh sân khấu nhiều nhất Việt Nam”.

Đại hội cơ sở Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030)

Chiều 6/11, tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội cơ sở bầu đại biểu đi dự Đại hội X Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030).

Khoảnh khắc phố biển

Gắn bó với nhiếp ảnh từ sở thích đi du lịch cùng bạn bè bằng xe máy, Trần Ngọc Thịnh muốn lưu lại những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người nơi mình đến thăm. Năm 2012, anh mua chiếc máy ảnh cơ đầu tiên để tiện thể ghi lại nhiều hơn những khoảnh khắc đẹp trong các chuyến đi.

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.

Bình dị mái lá

Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.