ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 00:57:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Báo Cà Mau Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Ông Ðỗ Văn Tý, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: "Thời gian qua, UBND xã chủ động xây dựng kế hoạch và rà soát các tiêu chí thiếu hụt của từng hộ, từ đó đưa ra hướng dẫn và tạo điều kiện cho người dân vươn lên. Ðồng thời, xây dựng mô hình kinh tế, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân thoát nghèo và không tái nghèo".

Bên cạnh đó, xã vận động, hỗ trợ xây mới 6 căn nhà, hỗ trợ tấm lợp 15 căn nhà, diện tích mỗi căn khoảng 90 m2, cho hộ nghèo trên địa bàn xã. Nhờ vậy, đến cuối năm 2023, số hộ nghèo còn 28 hộ, chiếm 1,77% và 31 hộ cận nghèo, chiếm 1,96%, giảm đáng kể so với năm trước.

Việc triển khai thành công các mô hình, dự án là một trong những biện pháp giúp giảm nghèo hiệu quả cho người dân xã Tân Lộc Ðông. Ðiển hình như mô hình đan đát năn tượng của Hội Phụ nữ, đã mở ra cánh cửa hy vọng thoát nghèo bền vững, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.

Chị em phụ nữ cùng nhau học cách đan sản phẩm mới.

Chị em phụ nữ cùng nhau học cách đan sản phẩm mới.

Nhằm giải quyết nhu cầu việc làm và tận dụng nguồn cây cỏ có sẵn trong tự nhiên, mô hình đan đát năn tượng đã mang lại thu nhập và tạo điều kiện phát triển nguồn sản phẩm thủ công truyền thống cho địa phương. Ðiểm đặc biệt của mô hình là được nhận gia công sản phẩm tại nhà, với đối tượng tham gia chủ yếu là những người ngoài tuổi lao động, hoặc có ít đất sản xuất, muốn cải thiện thu nhập.

Bà Trương Thị Hằng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho biết: “Tổ đan đát được thành lập năm 2022 ở Ấp 1, hiện tại có 22 thành viên và không còn hộ nghèo. Các chị em trong tổ có tinh thần giúp đỡ để cùng nhau đạt năng suất cao. Mỗi ngày trung bình một người đan được khoảng 5-7 sản phẩm, mỗi tháng thu nhập dao động khoảng 2-3 triệu đồng. Các mặt hàng đan đát chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài, sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cũng khá cao và ổn định đầu ra. Nhờ đó, các chị em có công việc và thu nhập ổn định, ước mơ thoát nghèo càng dễ thực hiện hơn”.

Nhằm hỗ trợ bà con nâng cao sản lượng và kỹ thuật, địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn đan đát sản phẩm mới và các phương pháp nâng cao tay nghề. Người dân ở đây cho biết, mô hình này không cần vốn đầu tư, chủ yếu là bỏ công nhưng thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, vừa đỡ tốn chi phí chặt bỏ năn tượng trong vuông tôm, mà lại có thể tận dụng nguồn năn tượng này để phơi khô, thu thêm lợi nhuận từ việc bán nguyên liệu.

Khi thành thạo việc đan lát, các chị sẽ vận chuyển nguyên liệu gia công tại nhà.

Bà Nguyễn Thị Bình, Ấp 1, thành viên Tổ đan đát, chia sẻ: “Nhà tôi neo đơn, chỉ có 3 bà cháu quanh quẩn ở nhà, tôi không thể ra ngoài làm việc vì phải chăm sóc cháu nhỏ. Ðược chị em vận động, tôi tham gia vào Tổ từ những ngày đầu tiên tới giờ, mỗi tháng làm được khoảng 2 triệu đồng, có thể vừa chăm cháu vừa kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống nên tôi rất mừng và thích công việc này”.

“Ðan đát năn tượng là một trong những mô hình kinh tế nổi bật của địa phương, thiết thực, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hộ gia đình, giảm nghèo. Trong tương lai, mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng và kết nối với các doanh nghiệp để nâng giá trị sản phẩm, giúp đời sống người dân được cải thiện và góp phần phát triển kinh tế địa phương”, ông Ðỗ Văn Tý nhấn mạnh./.

 

Diễm Huỳnh

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.