ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-1-25 01:24:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

Báo Cà Mau “Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Cà Mau thành lập khu bảo tồn biển với quyết tâm bảo vệ và khôi phục nguồn lợi thuỷ sản, thiết lập lại nghề khai thác theo quy định, an toàn và phát triển bền vững. (Ảnh chụp tại vùng biển cụm đảo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời)

Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 tập trung vào mục tiêu quản lý, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, các loài sinh vật biển, loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, loài có giá trị kinh tế, khoa học sống trong khu bảo tồn; bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế biển.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, việc ban hành Kế hoạch quản lý Khu Bảo tồn biển giai đoạn 2025-2030 là thể hiện quyết tâm của địa phương trong duy trì chức năng các hệ sinh thái và chất lượng nơi sinh cư của các loài sinh vật; tăng mức độ bổ sung cho quần thể đàn của các loài sinh vật sinh sống xung quanh khu bảo tồn biển; giảm thiểu hoặc loại bỏ những tác động làm suy giảm chất lượng môi trường, cấu trúc của hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ sản và tài nguyên thiên nhiên. Cà Mau hướng đến mục tiêu bảo vệ, phục hồi và phát triển quần thể của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có giá trị bảo tồn, như: thằn lằn đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica), sóc bông Hòn Khoai (Callosciurus honkhoiensis), bồ câu nicobar (Caloenas nicobarica), đại bàng biển bụng trắng (Haliaeetus leucogaster), san hô cành (Acropora spp.), tôm hùm đá (Panulirus homarus), trai bàn mai (Atrina vexillum), trai ngọc nữ (Pteria penguin)...

Bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, các loài sinh vật biển, loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, loài có giá trị kinh tế, khoa học gắn với các hoạt động nghiên cứu, du lịch sẽ hướng đến phát triển bền vững. (Ảnh chụp tại vùng biển thuộc cụm đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển)

Theo đó, các hoạt động du lịch sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực Khu bảo tồn biển phải ký cam kết tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường và phát triển bền vững. “Trước tiên, năng lực cho cán bộ, người dân trong công tác bảo tồn biển phải được nâng cao; đời sống của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển phải được cải thiện mới mong thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chia sẻ.

Ông Nguyễn Việt Triều cho biết, tổng nhu cầu kinh phí dự kiến thực hiện kế hoạch quản lý Khu bảo tốn biến tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 là trên 278,8 tỷ đồng. Trong đó, nguồn từ ngân sách Trung ương 157 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong đó, ưu tiên cho nguồn vốn tập trung cho việc thả rạn nhân tạo làm nơi trú ẩn, sinh trưởng cho các loài thuỷ sản trong Khu bảo tồn biển; các hoạt động tuần tra, giám sát, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phân khu chức năng thuộc Khu bảo tồn biển; thả phao ranh giới các phân khu chức năng của Khu bảo tồn biển, đóng mới tàu tuần tra… Đối với các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, tập trung vào việc áp dụng hình thức bảo tồn chuyển vị (ex-situ) để phục hồi và bảo tồn loài quý hiếm tại Khu bảo tồn biển. Cụ thể, hằng năm cho sinh sản nhân tạo các loài quý hiếm (rùa biển, sam, tôm hùm đá...) được ấp nở thành công thả về biển. Đối với rùa biển, được khảo sát tìm khu vực phù hợp và hằng năm có 1.000 trứng rùa biển được di dời từ Vườn Quốc gia Côn Đảo về Cà Mau để cho ấp nở thả về biển.

Hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản được tỉnh thực hiện thường xuyên hằng năm. (Trong ảnh: Thả giống thuỷ sản tại khu vực cụm đảo Hòn Đá Bạc, tháng 4/2024)

Việc thả phao đánh dấu ranh giới Khu bảo tồn biến và xác lập ranh giới các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển tỉnh được quan tâm, khi dự kiến sẽ có 200 phao đánh dấu ranh giới, trong đó ưu tiên cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tại cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối và cụm đảo Hòn Đá Bạc. Vùng phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính, vùng đệm cũng sẽ được thả phao cảnh báo, bảo vệ.

Trước đó, Cà Mau đã thành lập Khu bảo tồn biển rộng 27 nghìn héc ta, bao gồm vùng biển xung quanh các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc. Trong đó, diện tích các phân khu chức năng 18.000 ha (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 3.000 ha, phân khu phục hồi sinh thái 11.230 ha và phân khu dịch vụ - hành chính 3.970 ha) và vùng đệm 9.000 ha.

Trần Nguyên

 

 

 

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Tập trung số hoá ngành Nông nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diễn ra vào chiều 30/12.

Đặt lợi ích của người dân lên cao nhất

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trí Lực (ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào ngày 28/12.

Hướng đi cho nông nghiệp công nghệ cao

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình tách rời một bộ phận của thực vật, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp, ở điều kiện vô trùng 100%, sau đó mô tế bào ban đầu sẽ phát triển thành cây hoàn thiện.

Họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Các chủ thể cần phải nghiêm túc trong việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Hội đồng đánh giá sẽ chấm điểm một cách công bằng và nghiêm túc, với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm có tiềm năng phát triển từ lợi thế của địa phương”. 

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.