ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 04:13:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vươn lên từ nghề đũa đước

Báo Cà Mau Những năm gần đây, với phong trào thi đua lập thân, lập nghiệp, tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, đã xuất hiện nhiều tấm gương dám nghĩ, dám làm, luôn cần cù trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Anh Lê Trường Ðại, ấp Xẻo Mắm, là một điển hình.

Sinh ra ở Bạc Liêu, trong gia đình nghèo, đông anh em, cuộc sống khó khăn nên anh Ðại nghỉ học sớm, rời quê xuống Cà Mau tìm việc làm, lập gia đình rồi lập nghiệp tại quê vợ. Không đất sản xuất, phải chăm lo các con còn nhỏ nên ngoài đốn cây mướn, anh còn làm thuê tại các cơ sở sản xuất đũa đước, rồi học được nghề. Giờ rảnh, vợ chồng anh làm thêm nghề vót đũa đước bằng thủ công, bán lẻ cho người dân ở địa phương để tăng thêm thu nhập. Dù nỗ lực làm đủ thứ nghề để vươn lên thoát nghèo, nhưng do con còn nhỏ, bệnh tật, nên gia đình anh Ðại vẫn trong tình cảnh thiếu trước hụt sau.

Năm 2019, gia đình anh Ðại lên TP Cà Mau làm công nhân cho một công ty thuỷ sản, được gần 2 năm thì dịch Covid-19 ập đến. Thấy tình hình không ổn, gia đình anh Ðại lại quay về quê. Có ít vốn tích luỹ, rồi được người thân cho mượn bãi đất trống ven sông, vợ chồng anh Ðại cất nhà sàn ở tạm, đầu tư xưởng chế biến đũa đước. Hơn phân nửa máy móc, thiết bị, như máy cắt, xẻ cây, bào, chuốt, đánh bóng... đều do anh Ðại sáng chế thêm nên tiết giảm khoảng 30-40% chi phí đầu tư.

Anh Ðại nhớ lại: "Khi mới về quê, tất cả phải làm lại từ đầu. Thấy trên các bàn ăn, người bán thức ăn nhanh sử dụng đũa tre, độ an toàn vệ sinh thực phẩm không cao, trong khi tài nguyên cây đước ở Ngọc Hiển vô tận, cùng với việc bà con trong xóm làm nghề đũa đước có hướng phát triển đi lên, nên với sẵn vốn kiến thức nghề làm đũa trước đây, năm 2021, gia đình quyết định lập nghiệp từ cây đước. Ban đầu khá khó khăn, sản phẩm xuất bán nhỏ lẻ. Tôi rong ruổi khắp nơi, gửi sản phẩm tại các tiệm tạp hoá, quán ăn, nhà hàng, hộ kinh doanh các chợ để chào hàng và gửi bán sản phẩm, dần dần lượng khách hàng biết đến nhiều hơn. Ðến nay lượng khách sỉ và lẻ tương đối ổn định, bình quân hằng tháng xuất bán 50 ngàn đôi, trừ chi phí còn lãi khoảng 15 triệu đồng/tháng".

Anh Ðại cho biết thêm, để giữ thương hiệu đũa đước, một trong những sản phẩm đặc trưng của tỉnh nhà, cơ sở của anh đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện tại cơ sở tạo việc làm cho 3 lao động trong gia đình và 4 lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Ông Trần Hiếu Giang, Phó chủ tịch UBND xã Viên An, cho biết, đũa đước là sản phẩm tiềm năng thế mạnh của địa phương, nay đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Trên địa bàn xã hiện có 10 hộ, vừa sản xuất nhỏ lẻ và thành lập cơ sở sản xuất đũa đước, tập trung nhiều ở ấp Xẻo Mắm và ấp Nguyễn Quyền. "Cơ sở của anh Ðại là một trong những cơ sở sản xuất có quy mô, đầu tư thiết bị tương đối hoàn thiện và lượng xuất bán ra thị trường khá lớn. Chính quyền, địa phương sẽ hỗ trợ bà con hết mình về vốn, hồ sơ, thủ tục, để các hộ làm nghề có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu để đưa sản phẩm vươn xa hơn trong thời gian tới”./.

Cơ sở chế biến đũa đước của anh Ðại tạo việc làm cho 3 lao động trong gia đình và 4 lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Cơ sở chế biến đũa đước của anh Ðại tạo việc làm cho 3 lao động trong gia đình và 4 lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Anh Ðại phấn khởi khi đã tìm được mô hình khởi nghiệp phù hợp, hiệu quả.

Anh Ðại phấn khởi khi đã tìm được mô hình khởi nghiệp phù hợp, hiệu quả.

Ðũa được phơi dưới ánh nắng tự nhiên cho khô, sau đó đánh bóng, vệ sinh sạch trước khi đóng gói.

Ðũa được phơi dưới ánh nắng tự nhiên cho khô, sau đó đánh bóng, vệ sinh sạch trước khi đóng gói.

Ðũa đước của anh Ðại được đóng gói trước khi xuất bán.Ðũa đước của anh Ðại được đóng gói trước khi xuất bán.

 

Loan Phương

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.