ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 13:25:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới để phát triển sản phẩm OCOP

Báo Cà Mau Thời gian qua, việc ứng dụng chuyển đổi số (CÐS) để quảng bá sản phẩm và thanh toán không dùng tiền mặt, là phương thức đổi mới sáng tạo, có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm OCOP, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Công ty TNHH MTV Rượu nếp ngon Hoài Vẹn, ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch, là doanh nghiệp (DN) được huyện Thới Bình phối hợp với VNPT chọn hưởng ứng Ngày CÐS Quốc gia 10/10 vừa qua.

Lãnh đạo huyện cùng các ngành chức năng tham dự hoạt động hưởng ứng Ngày CÐS Quốc gia 10/10/2023 tại Công ty TNHH MTV Rượu nếp ngon Hoài Vẹn.

“Công ty có một sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, hiện đang sử dụng App quảng bá sản phẩm, quét mã thanh toán không dùng tiền mặt do VNPT cung cấp; ứng dụng này rất tiện lợi và nhanh chóng, qua đó đã góp phần tăng doanh số và quảng bá sản phẩm cho công ty. Công ty cũng đang làm thủ tục để đăng ký đạt OCOP 4 sao theo sự hỗ trợ của huyện”, bà Ðinh Thị Minh Nguyệt, Phó giám đốc Công ty, cho biết.

Ông Phan Văn Thuấn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, cho biết: "Huyện Thới Bình hiện có 5 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh là: gạo Hoàng Yến, gạo sinh thái Từ Tâm (xã Trí Lực); mắm cá lóc Thới Bình (thị trấn Thới Bình); chả cá phi (xã Biển Bạch Ðông) và rượu nếp cẩm (xã Biển Bạch). Làm ra sản phẩm OCOP với các tiêu chuẩn được chứng nhận đã khó, tìm đầu ra cho sản phẩm càng khó hơn. Từ đó, huyện đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đẩy mạnh áp dụng CÐS vào quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho DN và nông dân từ nhiều năm nay. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các ngành liên quan đề ra kế hoạch, phối hợp cùng với các sàn thương mại điện tử tạo môi trường thuận lợi cho các DN, hợp tác xã, chủ thể OCOP quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối đến người tiêu dùng cả nước thông qua sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương”.

Ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Trung tâm Viễn thông huyện Thới Bình, cho biết: "Thực hiện năm CÐS 2023, theo chỉ đạo của Tập đoàn VNPT, VNPT Cà Mau cũng như huyện Thới Bình đã triển khai 80 điểm thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại các DN, để góp phần cùng địa phương CÐS. Theo đó, sử dụng App VNPT Money cho tất cả các DN, hộ gia đình, cán bộ, công chức, viên chức toàn huyện".

Theo ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình: "Thời gian qua, việc ứng dụng CÐS trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của huyện đạt nhiều kết quả tích cực. Huyện chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động như: mua bán trên các sàn thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã QR truy xuất nguồn gốc...”.

CÐS là giải pháp giúp ngành nông nghiệp huyện nói chung cũng như các sản phẩm OCOP nói riêng được bạn bè trong và ngoài huyện biết đến. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các chủ thể kinh doanh sản phẩm OCOP cũng phải chủ động xây dựng và vận hành các kênh riêng giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Ðiều này giúp các chủ thể quảng bá rộng rãi sản phẩm, tăng số lượng đơn hàng và doanh thu cho DN, góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương./.

 

Liêu Hỏn

 

Liên kết hữu ích

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.