ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 14:41:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

75 năm chung một ngọn cờ​

Báo Cà Mau (CMO) Cách đây 75 năm, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương, dân tộc ta đã chính thức bước vào kỷ nguyên của độc lập, làm chủ vận mệnh đất nước với thắng lợi rung chuyển đất trời của Cách mạng Tháng Tám. Đến ngày 2/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Hoà chung khí thế ấy, vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc ở Cà Mau, không khí cách mạng cũng sục sôi, giành được thắng lợi hoàn toàn. Cũng từ thời điểm đó, đất và người Cà Mau mãi mãi xứng đáng là thành đồng cách mạng của miền Nam nói riêng, của đất nước nói chung; kề vai sát cánh với Tổ quốc trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trường kỳ.

Tình hình cách mạng tại Cà Mau giai đoạn tiền khởi nghĩa (trước năm 1945) có nhiều bất lợi. Nhất là sau khi khởi nghĩa Hòn Khoai, dưới sự lãnh đạo của thầy giáo Phan Ngọc Hiển ngày 13/12/1940 bị giặc dìm trong bể máu. Pháp thi hành các cuộc trả thù, ruồng bắt, khủng bố trắng. Cơ sở cách mạng bị phá vỡ, nhiều đồng chí lãnh đạo trong Đảng bị bắt, thủ tiêu hoặc tạm lánh, chuyển vùng hoạt động. Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, Đảng ta đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và khi thời cơ đến nêu cao quyết tâm đánh đuổi giặc xâm lược.

  Cây đa trong Khu tưởng niệm Bác Hồ (Phường 1, TP Cà Mau) được nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết trồng vào năm 1993. Biểu tượng "Cây đa Tân Trào" nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.     Ảnh: Minh Tấn

Văn kiện Đảng (1930-1945), tập III, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng (xuất bản 1977) nêu rõ: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc… Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được”. Ngay sau đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).

Các sự kiện lịch sử thế giới và trong nước liên tiếp đổ dồn theo hướng có lợi cho cách mạng. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp để độc chiếm Đông Dương. Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tại Cà Mau, để kịp thời lãnh đạo cách mạng, chiếm lấy thời cơ, ngày 5/5/1945, tại khu vực Tân Bằng (nay thuộc huyện Thới Bình), Ban vận động tái lập Đảng bộ Nam Kỳ triệu tập hội nghị đại biểu các chi bộ khu vực Cà Mau để thành lập cơ quan lãnh đạo lâm thời cách mạng. Đảng bộ lâm thời gồm 5 người, do đồng chí Trần Văn Đại làm Bí thư.

Mỹ tham chiến vào chiến tranh thế giới thứ 2. Sự kiện Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ phát xít Nhật là những diễn biến khép lại cuộc chiến tàn khốc này. Nhật đầu hàng vô điều kiện phe đồng minh. Chính quyền Nhật ở Đông Dương và bè lũ tay sai hoang mang, rệu rã. Tại Cà Mau, ngày 25/8/1945, Tỉnh uỷ lâm thời do đồng chí Thái Ngọc Sanh và Trần Văn Đại lãnh đạo vận động tổ chức mít-tinh lớn ở thị trấn Cà Mau để chào mừng Mặt trận Việt Minh ra đời, biểu dương sức mạnh lực lượng quần chúng tại Sân banh Cà Mau. Cuộc mít-tinh ngay sau đó đã trở thành cuộc biểu tình vũ trang thị uy kéo đến dinh Đốc phủ Kế (Nguyễn Văn Kế), Quận trưởng Cà Mau, đòi giao chính quyền cho Nhân dân. Đốc phủ Kế tìm mọi cách hoà hoãn để kéo dài thời gian.

Tuy nhiên, biết rõ ý đồ của tên chủ Quận, Tỉnh uỷ huy động toàn lực để gây áp lực đối với chính quyền bù nhìn tay sai. Đốc phủ Kế không còn cách nào khác là phải bàn giao chính quyền cho Uỷ ban Dân tộc Giải phóng quận Cà Mau. Ngay sau thắng lợi tại thị trấn Cà Mau, Nhân dân trong tỉnh nhất tề vùng lên phá tan và đánh bại hoàn toàn bè lũ cướp nước, bán nước, xoá sạch chính quyền tay sai ở ấp, xã và thành lập chính quyền, các đoàn thể của Nhân dân.

Đánh giá ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, Nhà giáo Nhân dân, TS Thái Văn Long nhấn mạnh: “Với tinh thần kiên cường, anh dũng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân Cà Mau đã đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai ở địa phương, giành lại quyền làm chủ vận mệnh của mình”. Từ nay, Nhân dân Cà Mau nói riêng và Nhân dân Việt Nam nói chung đã thoát khỏi “kiếp trâu ngựa”, trở thành công dân của một đất nước độc lập, tự do".

Nhắc lại sự kiện Cách mạng Tháng Tám, cố Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải Đoàn Thanh Vị cảm thán: “Gia đình nghèo, hàng năm phải vay lúa ăn, lãi ăn 1 trả 2, ăn trước trả sau không năm nào trả dứt, lãi mẹ đẻ lãi con, cứ thế mà chồng chất. Cách mạng Tháng Tám thành công được chính sách giảm tô tức của cách mạng, anh em tôi làm cật lực 3, 4 năm mới trả hết nợ”.

Nói về không khí những ngày tháng 8/1945 lịch sử, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau Nguyễn Hữu Thành cho biết: “Lịch sử mãi mãi ghi nhớ thời khắc vàng son khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ và thành công, từ đó, một kỷ nguyên mới mở ra cho dân tộc, Tổ quốc Việt Nam”. Theo ông Thành, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Nhân dân Cà Mau - Bạc Liêu đã nắm bắt thời cơ khởi nghĩa một cách thần tốc, tài tình. Khí thế của những ngày Cách mạng Tháng Tám lan toả sôi nổi từ già, trẻ, gái, trai; các tầng lớp Nhân dân, nhân sĩ yêu nước, cả binh lính trong hàng ngũ của chính quyền tay sai.

Các cuộc biểu tình thị uy rợp trời và rền vang các khẩu hiệu:
Đả đảo chính quyền Trần Trọng Kim
Việt Nam độc lập muôn năm.
Tất cả chính quyền về tay Nhân dân.
Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm.

Cùng trong ngày 25/8/1945, cả Cà Mau và Bạc Liêu đều khởi nghĩa thắng lợi. Phía thị xã Bạc Liêu, đầu não chính quyền tay sai của Tỉnh trưởng Trương Công Thiện tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (lúc này, thị trấn Cà Mau là quận thuộc tỉnh Bạc Liêu). Trong thắng lợi này, ông Nguyễn Hữu Thành đặc biệt nhấn mạnh đến sức mạnh của quần chúng và việc Đảng tổ chức lãnh đạo, vạch ra đường lối chiến lược để tập hợp, phát huy được sức mạnh của quần chúng Nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng.

75 năm đã trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà vẫn là thời khắc thiêng liêng, dấu son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước và kiến tạo đất nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Cà Mau, tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang trong quá trình hội nhập, phát triển với những kỳ vọng lớn lao. Thời gian càng lùi xa, giá trị và ý nghĩa của thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và ngày Tết độc lập của dân tộc ngày càng toả sáng. Đó là nền tảng, hành trang, kim chỉ nam cho quê hương, đất nước “Ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gởi gắm lại các thế hệ con người Việt Nam tiếp nối./.

Phạm Quốc Rin

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.