ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:52:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ môi trường biển - Bài cuối: Cần đồng bộ giải pháp và nguồn lực

Báo Cà Mau Cà Mau có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng các ngành nghề dịch vụ, khai thác cũng như tập trung dân cư, đô thị hoá các vùng ven biển đã tạo áp lực đến môi trường biển, hải đảo. Để làm giảm nguy cơ ô nhiễm, hướng đến phát triển kinh tế biển bền vững đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hơn hết là sự đồng bộ các giải pháp ngay từ cơ sở.

Tạo sự đồng thuận

Ngày 03/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”. Đây là sự cụ thể hóa một bước Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhằm phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển,... tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, yếu tố quan trọng là sự đồng lòng của chính quyền và người dân. Suy cho cùng, mọi tác nhân làm nguy hại đến môi trường biển đa phần xuất phát từ việc làm của chính chúng ta. Vì thế việc thay đổi, điều tiết hành vi sống là điều căn cốt. Chính vì thế, để người dân hiểu hơn về tầm quan trọng của môi trường biển, cũng như tinh thần của Nghị quyết 48, đòi hỏi công tác thông tin, tuyền truyền cần được thực hiện một cách sâu, rộng hơn. Thông qua các hình thức tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, cùng nhau xây dựng một lối sống văn minh, văn hóa và hiện đại.

Ông Đỗ Quang Hưng, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết: cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, hạn chế rác thải trên biển và vùng ven biển. Việc thông tin tuyên truyền cần tập trung váo  các hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, khu công nghiêp, dân cư tập trung ven biển. Nâng cao ý thức bảo vệ sinh vật thủy sinh, môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương.

Theo ngành chức năng, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong đó có môi trường biển, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền. Đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh tại các cơ sở khu vực ven biển.

Ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân cho biết: Trong vấn đề này, việc tuyên truyền cần được quan tâm hơn. Tuyên truyền, vận động cả chiều rộng lẫn chiều sâu làm cho mọi ngành, mọi nhà, mọi người và chủ phương tiện và ngư phủ nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác tại nguồn, thu gom rác thải đại dương, không đổ hóa chất, dầu nhớt xuống biển. Kêu gọi cộng đồng phê phán, lên án hành vi vứt rác bừa bãi, nhất là vứt rác thải rắn xuống biển sông, rạch...

Cùng quan điểm trên, ông Hồ Song Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho rằng: Địa phương cần đẩy tuyên truyền trong nhân dân về bảo vệ môi trường biển. Đặc biệt tuyên truyền nhân rộng đến tất cả các chủ phương tiện tàu cá về bảo vệ môi trường biển. Phát động và xây dựng mô hình túi đựng rác thải nhựa treo theo từng tàu cá để thu gom rác thải nhựa khi đánh bắt và chuyển vào đất liền để xử lý. Đồng thời tiếp tục thực hiện đổi rác thải nhựa trên đất liền. Duy trì và nhân rộng đội tình nguyện làm sạch biển đối với các xã, thị trấn ven biển.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường được xem là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. (Trong ảnh: Một góc thị trấn Sông Đốc)

Ngành chức năng cần hướng dẫn nhân dân phân loại rác thải tại nguồn, đặc biệt là thu gom rác thải nhựa. Cùng như quan tâm đầu tư điểm tập kết, thu gom rác đúng tiêu chuẩn, trang thiết bị phù hợp để chứa và thu gom rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại. Đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các đô thị, khu dân cư tập trung.

“Một trong nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường biển là kinh phí. Chính vì thế, để nâng chất hiệu quả công tác này, Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường biển. Cụ thể: Thực hiện thu gom rác thải nhựa từ tàu cá; hỗ trợ để thuê phương tiện kiểm tra hiện trạng môi trường trên biển; hỗ trợ kinh phí cho các đội tình nguyện làm sạch biển ở các xã, thị trấn có biển; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các đô thị, khu dân cư tập trung” ông Toàn cho biết thêm.

Nhiều địa phương kiến nghị cần đươc hỗ trợ kinh phí để thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải.

Tập trung vào các giải pháp “then chốt”

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, để công tác bảo vệ môi trường biển thật sự đạt hiệu quả trong thời gian tới. Cà Mau cần tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, dự án đang thực hiện và các chương trình, dự án đang trình UBND tỉnh chủ trương thực hiện như:  Dự án đang thực hiện: Dự án Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Cà Mau và Dự án Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Cà Mau; dự án thả rạn nhân tạo bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; Dự án “Điều tra khảo sát đánh giá nguồn lợi, khai thác hải sản và nghề cá ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Cà Mau”; Dự án “Ứng dụng khoa học, công nghệ bảo quản sản phẩm trong khai thác thủy sản xa bờ”….

Các dự án đang đề xuất UBND tỉnh thực hiện, như: Dự án Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực ven biển và ven các đảo phục vụ nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau; Dự án Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ, vùng lộng phục vụ khai thác thủy sản bền vững và chuyển đổi nghề trên địa bàn tỉnh Cà Mau; dự án thành lập khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau (dự án đã được Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương tại Thông báo số 738-TB/TU ngày 24/01/2024)….

Về mặt chính sách, thể chế, luật pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Rà soát các văn bản hiện có để tăng tính ổn định và đồng bộ, thống nhất quản lý về môi trường, nhất là công tác giám sát, cảnh báo sớm, chế tài đủ mạnh đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường biển (ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo). Hỗ trợ hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như: có cơ chế, chính sách và giải pháp kịp thời nhằm nhanh chóng xây dựng lực lượng tự quản nhân dân về bảo vệ môi trường trên địa bàn (nhất là ở cấp cơ sở). Áp dụng các công cụ kinh tế đủ mạnh cho công tác bảo vệ môi trường. Cần có cơ chế chính sách khuyến khích ngư dân thu gom rác thải đối với hoạt động khai thác thuỷ sản vào bờ để xử lý bảo vệ môi trường biển, hạn chế rác thải nhựa đại dương.

Ông Đỗ Quang Hưng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần  đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; các dự án đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường (khu xử lý tập trung chất thải nguy hại, chất thải rắn, trạm xử lý nước thải...) tại các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển và ưu tiên các dự án bảo vệ hệ sinh thái khu vực ven biển.

Cùng với đó là tăng cường hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Trung ương cho địa phương nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm suy thoái môi trường biển. Hỗ trợ, bố trí các dự án đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường (khu xử lý tập trung chất thải nguy hại, chất thải rắn, trạm xử lý nước thải...) tại các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển và ưu tiên các dự án bảo vệ hệ sinh thái khu vực ven biển.

Một trong những yếu tố quan trọng cần được nhìn nhận là  nguồn lực con người. Trong vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, thời gian tới địa phương cần lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích cán bộ khoa học và quản lý ra công tác tại các hải đảo và vùng ven biển; cần đào tạo, bổ sung cho địa phương (đặc biệt là các huyện, xã, trị trấn ven biển) những cán bộ có chuyên môn phù hợp về lĩnh vực môi trường biển và hải đảo; hướng dẫn, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường; các phương án bảo vệ vùng nhạy cảm; hướng dẫn các cơ quan, địa phương, đơn vị sử dụng danh mục chất phân tán được phép sử dụng trên biển để ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

Cần xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường, dịch bệnh; quản lý và kiểm soát chặt chẽ môi trường và dịch bệnh ở các vùng nuôi tôm tập trung khu vực ven biển; quan trắc nước biển tại các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt thường xuyên để có những cảnh báo kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm chất lượng nước. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động nuôi, xử lý chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường giảm thiểu chất thải theo quy trình tuần hoàn. Mạnh dạn ứng dụng các quy trình công nghệ nuôi Biofloc; quy trình công nghệ CPFCombine, Biofloc, Semi-Biofloc, quy trình công nghệ nuôi hai giai đoạn, ba giai đoạn, quy trình nuôi tuần hoàn nước khép kín,…nhằm giảm thiểu chất thải trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Việc quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ phạm vi, tầng suất thực hiện còn hạn hẹp, chưa đủ cơ sở tin cậy để đánh giá toàn diện xu thế diễn biến chất lượng môi trường vùng biển, ven biển trong tỉnh Cà Mau. Do đó, tỉnh Cà Mau cần xây dựng Chương trình quan trắc môi trường tổng hợp phạm vi vùng bờ. Song song đó, cần đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường vùng bờ, huy động các nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đồng thời mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường biển, đảo.

Thực tế cho thấy biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người, và là nền tảng cơ bản của sự phát triển bền vững. Tin rằng, với những nhận diện đúng bản chất, cũng như đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, bám sát vào diễn biến thực tế ở địa phương. Công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo tại Cà Mau sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực hơn. Củng cố và xây dựng một nền kinh tế biển hiệu quả, hiện đại và bền vững trong tương lai./.

 

Văn Đum

 

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn - Bài cuối: Loay hoay tìm giải pháp

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình) mở ra nhiều cơ hội mới, nâng cao chất lượng dạy và học, kéo gần khoảng cách giáo dục nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, khi áp dụng Chương trình và thực hiện Thông tư số 20/2023/TT-BGDÐT (Thông tư 20) của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), nhiều trường vẫn còn loay hoay tìm giải pháp thực hiện.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.