ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 09:30:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mắm tôm Ngọc Hiển vào vụ Tết

Báo Cà Mau Là món ăn dân dã, truyền thống nhưng với hương vị thơm ngon đặc trưng, sản phẩm mắm tôm của huyện Ngọc Hiển được rất nhiều người ưa chuộng. Là sản phẩm OCOP 3 sao, món ăn này phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong nước, tạo việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho những hộ làm nghề. Thời điểm này, nghề làm mắm tôm đã rộn ràng vào vụ Tết. Những keo mắm phơi đầy sân, con tôm "bắt" nắng đỏ au, dậy mùi, sẵn sàng phục vụ thực khách mọi miền.

Sau hơn 7 năm phấn đấu, cuối năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Tôm khô Tân Phát Lợi, ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, đã xây dựng sản phẩm mắm tôm chua đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX, cho rằng, bên cạnh lợi thế của sản phẩm OCOP, món ăn của cơ sở chinh phục khách hàng gần xa bởi hương vị đặc trưng, khó lẫn với những nơi khác. Nguyên liệu được HTX chọn là loại tôm đất thiên nhiên nuôi dưới tán rừng ngập mặn Ngọc Hiển, kích cỡ từ 100-180 con/kg. Tôm này thịt chắc, ngọt tự nhiên và dai hơn những loại tôm khác. Vỏ tôm đất có độ giòn vừa phải, đảm bảo không bị mềm trong quá trình chế biến, bảo quản. Khi làm ra thành phẩm, mắm tôm đỏ au, nhìn hấp dẫn và bắt mắt, đáp ứng tiêu chí vừa đẹp lại vừa ngon. Riêng về gia vị, HTX sử dụng loại nước mắm tôm tự nấu nên hương vị rất đậm đà.

Ông Chương cho biết, từ khi đạt chuẩn OCOP, sản phẩm bán ra nhiều hơn trước từ 15-20%. Cao điểm vào dịp cuối năm như hiện nay, nhu cầu thị trường tăng mạnh, sản lượng tăng gấp 4-5 lần mới đủ đáp ứng đơn hàng.

Nhiều năm nay, món mắm tôm với vị ngon “nhà làm” của cơ sở chị Phan Ngọc Chuyển, ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, đã có trong bữa ăn, bàn tiệc của nhiều thực khách trong và ngoài huyện. Tính từ đầu tháng 10 âm lịch đến nay, cơ sở chế biến hơn 300 kg mắm tôm thành phẩm cung ứng cho thị trường, hiện tại khách vẫn đang tiếp tục lên đơn.

Cơ sở của chị Phan Ngọc Chuyển chọn nguyên liệu chế biến mắm tôm là những con tôm tươi sống được nuôi dưới tán rừng ngập mặn Ngọc Hiển.

Cơ sở của chị Phan Ngọc Chuyển chọn nguyên liệu chế biến mắm tôm là những con tôm tươi sống được nuôi dưới tán rừng ngập mặn Ngọc Hiển.

Với phương châm đem sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng, chị Chuyển luôn chú trọng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Tôm nguyên liệu là loại tôm bạc, tôm đất tươi, nuôi tự nhiên dưới tán rừng.

Chị Chuyển phấn khởi: "Nếu năm trước khách hàng bắt đầu lên đơn từ cuối tháng 10 âm lịch thì năm nay chỉ đầu tháng là đã có khách đặt hàng. Cơ sở phải tăng cường mua tôm nguyên liệu và huy động thêm chị em tăng ca mới kịp đáp ứng nhu cầu".

Tôm được vô keo, phơi nắng tự nhiên từ 15-20 ngày, đảm bảo độ chín thịt và thơm ngon.

Tôm được vô keo, phơi nắng tự nhiên từ 15-20 ngày, đảm bảo độ chín thịt và thơm ngon.

Tại hộ chị Lưu Kim Trúc, ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, không khí nhộn nhịp vụ mùa sản xuất Tết hiện rõ. Trước sân, những keo tôm được đem ra giàn phơi kịp nắng. Trong nhà, 5-6 chị em nhanh tay sơ chế tôm để kịp cho những công đoạn tiếp theo. Tất bật, nhưng chị em ai cũng vui vì sẽ tăng thêm thu nhập trang trải những ngày cuối năm.

Món mắm tôm của gia đình chị Lưu Kim Trúc được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng.

Món mắm tôm của gia đình chị Lưu Kim Trúc được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng.

Theo chị Trúc, nhờ xây dựng thương hiệu, có uy tín trên thị trường nên món mắm tôm của gia đình hút hàng quanh năm, riêng dịp Tết này đơn đặt hàng tăng cao gấp nhiều lần. Dù số lượng đơn đặt hàng tăng nhưng vấn đề về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được gia đình đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, giá bán vẫn không thay đổi, tuỳ loại tôm, từ 130-160 ngàn đồng/kg.

Theo ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, riêng mỗi dịp tết Nguyên đán, trước nhu cầu thị trường tăng cao, hàng trăm hộ dân khác cũng chế biến mắm tôm để vừa phục vụ nhu cầu gia đình, vừa cung cấp cho thị trường, tăng thu nhập. Mỗi hộ làm nghề đều có bí quyết riêng để tạo ra sản phẩm chất lượng, thơm ngon, đậm đà, phục vụ người tiêu dùng. Hướng tới, Hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ đối với những hộ làm nghề xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP và nâng hạng sản phẩm đã đạt, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân và đưa sản phẩm truyền thống địa phương ngày càng vươn xa.


Toàn huyện Ngọc Hiển có hơn 40 cơ sở, hộ gia đình sản xuất mắm tôm theo phương pháp thủ công truyền thống, cung cấp quanh năm cho thị trường, trong đó có 2 chủ thể đã xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.


 

Trúc Linh

 

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Phấn đấu có ít nhất 50% hợp tác xã hoạt động hiệu quả

Ngày 29/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau (Cụm trưởng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã (HTX) Cụm thi đua Tây Nam Sông Hậu.

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Nghiệm thu đề án về “hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu”

Ngày 28/11, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK Noni, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.