ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 07:09:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân rừng tràm hớn hở đón xuân

Báo Cà Mau Xe bon bon trên tuyến đường nhựa thẳng tắp, rợp bóng cây xanh. Dạo quanh một vòng từ Co Xáng đến ấp Vồ Dơi (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), khách đi đường dễ dàng bắt gặp không khí lao động sôi nổi của người dân đang tất bật làm cá khô bổi cung cấp cho thị trường Tết sắp tới. Dọc hai bên đường là các quán nhỏ bày bán đa dạng các loại mặt hàng như cá khô bổi, chuối khô, mứt chuối, đặc biệt là mật ong - đặc sản vùng U Minh Hạ.

Xe bon bon trên tuyến đường nhựa thẳng tắp, rợp bóng cây xanh. Dạo quanh một vòng từ Co Xáng đến ấp Vồ Dơi (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), khách đi đường dễ dàng bắt gặp không khí lao động sôi nổi của người dân đang tất bật làm cá khô bổi cung cấp cho thị trường Tết sắp tới. Dọc hai bên đường là các quán nhỏ bày bán đa dạng các loại mặt hàng như cá khô bổi, chuối khô, mứt chuối, đặc biệt là mật ong - đặc sản vùng U Minh Hạ.

Trong những ngày còn lại của năm Ất Mùi, người dân nơi đây vẫn tất bật từ sáng đến tối, với ước mong gặt hái thêm nhiều quả ngọt, chắp cánh cho một năm mới với nhiều niềm tin, hy vọng.

Chắt chiu từng quả ngọt

Đang loay hoay xem lại mấy cái kèo ong mới gác mấy bữa trước, ông Nguyễn Văn Nâu (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cho biết, hiện nay đang bước vào mùa thu hoạch mật ong. Cũng như nhiều bà con trong vùng, những ngày này gia đình ông Nâu tất bật với công việc chuẩn bị kèo, chọn địa điểm gác kèo, chăm sóc và lấy mật. Mỗi lần, ông Nâu gác từ 5-8 kèo, sau khoảng 20 ngày là bắt đầu lấy mật, trung bình mỗi lần lấy được từ 7-15 lít. Giá mỗi lít mật ong bán lẻ trên thị trường hiện nay là 250.000 đồng.

10.000 gốc cây keo lai đang xanh tốt, hứa hẹn cho thu nhập hơn 100 triệu đồng, ông Nguyễn Văn Nâu dâng tràn niềm hạnh phúc.  Ảnh: NGỌC MINH

“Lấy được bao nhiêu mật là bán sạch hết. Khách hàng rất thích mật ong vùng U Minh Hạ, thơm ngon, vàng óng ánh, đặc quánh, nguyên chất, thơm mùi bông tràm. Số lượng mật thu hoạch được thường không đủ bán”. Năm nào cũng vậy, vào mùa hạn, ông Nâu kiếm ít nhất là 50 lít mật ong, thu nhập hơn chục triệu đồng.

Còn đối với gia đình chị Nguyễn Tuyết Nhẫn, cùng cư ngụ ấp Vồ Dơi, những ngày này là thời điểm “ăn nên làm ra”. Mỗi ngày, chồng chị, anh Nguyễn Thành Trung, bận rộn với công việc tìm nơi thu mua cá bổi tươi và hướng dẫn nhân công làm cá khô; còn chị quản lý khâu cung cấp cá khô cho khách, nhận đơn đặt hàng và buôn bán cá khô bổi, sản phẩm làm từ chuối, mật ong, nước giải khát ở quán nhỏ ven đường.

Chị Nhẫn cho biết, những tháng giáp Tết, mỗi tháng gia đình chị cung cấp cho khách khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc với số lượng năm tấn cá khô bổi. Mỗi ký cá khô thành phẩm, trừ chi phí còn lời 5.000 đồng. Hiện nay, mỗi ngày chị nhận đơn đặt hàng với số lượng từ 50-100 kg cá khô.

Không chỉ vui niềm vui kinh doanh cá khô thuận lợi, chắc chắn đem về thu nhập cho gia đình mấy chục triệu đồng trong dịp Tết này, vợ chồng chị Nhẫn còn đang háo hức đón chào niềm vui thu hoạch đợt đầu tiên sau bốn năm trồng tràm Úc. Chị Nhẫn bộc bạch: “Hiện tại, gia đình đã liên hệ với mối lái, đang chờ Nhà nước cho khai thác. Theo tính toán của vợ chồng tôi, với 3.000 cây tràm Úc hứa hẹn sẽ đem về thu nhập cỡ 100 triệu đồng. Hy vọng là sẽ thu hoạch trước Tết để gia đình đón Tết càng sung túc hơn”.

Mưu sinh bằng nghề thu mua bắp chuối sáu năm nay, anh Nguyễn Thanh Hồng (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cho biết, ngày nào anh cũng thu gom hơn tấn bắp chuối, đến xế chiều sẽ chở ra Cà Mau rồi cùng với hai người nữa cũng làm nghề này, thuê xe tải chở lên TP Hồ Chí Minh bán lại cho các bạn hàng. Mỗi chuyến chở khoảng năm tấn, trừ chi phí lợi nhuận còn hơn 400 ngàn đồng/người. “Những ngày cận Tết, số lượng càng tăng hơn, theo đó, tiền kiếm được cũng nhiều hơn”, anh Hồng phấn khởi.

Niềm vui “sổ đỏ”

20 năm lập nghiệp ở vùng đất Vồ Dơi này, ước mong lớn nhất của ông Năm Thiệu (Nguyễn Văn Thiệu, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi) là được chính thức sử dụng 5 ha đất hiện nay của gia đình. Ông Năm Thiệu không phải là một trong số những hộ được Nhà nước giao khoán đất trước đây. Cách đây hơn 20 năm, vì mưu sinh, vợ chồng ông dắt các con đến vùng đất này sinh sống. Trong tay có chút vốn liếng, sẵn có người cần sang lại phần đất được giao khoán vì làm không đủ sống, ông Năm Thiệu mua lại.

Đất nhiễm phèn nặng, canh tác gặp nhiều khó khăn. Trồng lúa không đủ ăn, trồng rừng không thuận lợi. Mấy mươi năm trồng rừng tràm, ông Năm Thiệu chỉ mới khai thác được một lần mà thu nhập có hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí chẳng còn bao nhiêu. Phần do năng suất giảm, phần do giá cả quá thấp.

Quyết bám rừng, bám đất, vợ chồng ông Năm Thiệu mưu sinh đủ thứ nghề. Làm thuê làm mướn, mở tiệm buôn bán tạp hoá nhỏ, làm cá khô bổi, đồng thời ra sức cải tạo đất trồng lúa. Bao nhiêu năm cực khổ mới có được như ngày hôm nay. Mỗi công đất trồng lúa năng suất từ 2,5-3 tấn/ha đối với lúa trung mùa, lúa vụ hai từ 4,5-5 tấn/ha. Nhà cửa khang trang, cuộc sống ổn định. 2,5 ha diện tích trồng rừng tràm nước kém hiệu quả trước đây cũng đã được thay thế bằng giống cây keo lai cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn, từ 100-120 triệu đồng/ha.

Trước đây, hơn 9.000 ha đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp của Ban Quản lý rừng đặc dụng Vồ Dơi. Ngày 13/8/2015, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định 60 & 61-UBND, theo đó, phần đất trên được thu hồi, giao lại cho UBND xã Trần Hợi quản lý để lập thủ tục giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho bà con.

Ông Năm Thiệu bộc bạch: “Lúc trước mình hợp đồng thì cũng như làm thuê vậy thôi. Giờ, Nhà nước có chủ trương cho chúng tôi được đầy đủ quyền sử dụng phần đất này, tôi và bà con trong vùng hết sức vui mừng, phấn khởi. Tuy chưa cầm được cuốn sổ đỏ vì còn đang làm thủ tục nhưng coi như giấc mơ mấy mươi năm cũng sắp thành hiện thực rồi”.

Cùng chung niềm vui với ông Năm Thiệu, ông Nguyễn Văn Nâu tâm sự, quê ở tận xã Khánh Bình Tây, gia đình ông về vùng đất Vồ Dơi này sinh sống đến nay ngót nghét hơn 20 năm. Ngần ấy năm vợ chồng ông đều mang tâm trạng lo lắng, hồi hộp, không biết Nhà nước lấy lại đất lúc nào. Nay, phần đất bao nhiêu năm cực khổ cải tạo sắp thuộc về mình, quả là hạnh phúc. “Nông dân chúng tôi rất cảm ơn sự quan tâm, chủ trương của Nhà nước”, ông Nâu nghẹn lời.

Trước một công lúa chỉ được mấy giạ, nay phải từ 25-50 giạ; những cánh rừng xanh bạt ngàn, với đủ loại tràm nước, tràm Úc, keo lai, bạch đàn. Có được kết quả như hôm nay, người dân đã đổ biết bao giọt mồ hôi, nước mắt xuống vùng đất này. Ước mơ “sổ đỏ” của 194 hộ dân được giao khoán đất rừng sắp thành hiện thực. Còn niềm vui nào hơn!./.

Phóng sự của Ngọc Minh

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.