ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:35:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Báo Cà Mau Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Sinh năm 1992, trước làm công tác Ðoàn ở ấp, năm 2022, anh Phạm Ga Băng đến Tiền Giang tham quan, học tập mô hình, kinh nghiệm nuôi dúi của người bạn. Thấy hiệu quả, anh đem giống về nuôi.

Ban đầu để thử nghiệm, anh chi khoảng 14 triệu đồng mua con giống, với giá mỗi con 1,2 triệu đồng. Sau 4-6 tháng nuôi, nhận thấy nuôi dúi đạt hiệu quả, mau lớn, anh đầu tư thêm, nhân giống tổng số gần 200 con dúi.

Anh Băng cho biết: “Dúi rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là tre, mía, khoai mì, khoai lang, bắp, cơm nguội... Nếu nuôi bán con giống, chỉ mất khoảng 1,5 tháng, tương đương 300-400 gram, giá khoảng 1,5 triệu đồng/con; còn nuôi thịt thì khoảng 6 tháng, khi đó con dúi đạt trọng lượng 1,2 kg, giá 500 ngàn đồng/kg”.

Mỗi dúi con nuôi khoảng 1,5 tháng, đạt trọng lượng từ 300-400 gram là có thể xuất bán giống.

Về cách thức, chi phí làm chuồng, hiện tại mô hình của anh có 110 ô (chuồng) được làm bằng gạch men, đơn giản, nhẹ công. Anh Băng chia sẻ: “Tôi mua loại gạch men tồn kho nên giá rẻ, tính ra 110 ô này chỉ tốn khoảng 8 triệu đồng. Sau khi xây các ô thì gắn hệ thống nước uống vào mỗi ô, các con dúi sẽ tự động uống nước khi khát”.

Ðể đầu tư chuồng trại, chỉ cần những tấm gạch men, lót tạo thành các ô, mỗi ô nuôi 1 con dúi.

Theo anh Băng, cách nhân giống dúi cũng khá dễ, cho 2 con vào 1 chuồng. Thường 1 con dúi mẹ đẻ từ 3-4 con dúi con. Khi dúi đẻ, không cần chăm sóc, nó tự ôm giữ con, không cần can thiệp, thức ăn chỉ cần bổ sung thêm đậu, khoai mì. Ðến khoảng 1,5 tháng, tách dúi con ra, khi đó có thể bán dúi giống, hoặc nuôi lớn bán thịt.

Vì là loài gặm nhấm nên thức ăn của Dúi rất đa dạng, dễ tìm như: tre, mía, khoai mì, khoai lan, bắp, cơm nguội... hoặc có thể tận dụng các phế, phụ phẩm ở gia đình để cho ăn.

Mô hình nuôi dúi của anh Băng hiện có 3 loại giống: dúi mốc nhỏ (nặng nhất khoảng 2,8 kg), dúi mốc trung (nặng khoảng 4 kg), dúi má đào (nặng khoảng 5,5 kg); trong đó, giống dúi má đào đang được anh nuôi thử. Hiện tại, anh Băng bán con giống cho các hộ dân trên địa bàn huyện để nhân rộng mô hình, con giống càng lớn giá càng cao. Còn nuôi bán thịt thì có bao tiêu từ người bạn ở Tiền Giang, đến tận nhà mua. Các loại dúi này có da dày, thịt ngọt, thơm, được chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.         

Với thu nhập bước đầu từ 7-10 triệu đồng/tháng, anh Băng đang dự kiến mở rộng thêm chuồng trại và nhân rộng mô hình.

Ông Nguyễn Thanh Miền, Chủ tịch UBND xã Phong Ðiền (bìa trái), thăm mô hình nuôi dúi của anh Phạm Ga Băng để có hướng nhân rộng cho người dân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Vĩnh Thành, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Ðây là một trong những mô hình mới của người dân ở xã Phong Ðiền cũng như của huyện. Nhận thấy mô hình hiệu quả, ít tốn chi phí, chủ yếu tiền con giống hơi cao, nên thời gian tới, có thể sẽ nhân rộng trên địa bàn huyện”.


Con dúi còn có tên gọi khác là chuột nứa, chuột tre, chuột lách. Ðây là loại động vật thuộc lớp thú và một phân họ gặm nhấm. Dúi được phân bố chủ yếu ở các vạt rừng tre nứa phía Bắc.

Dúi có mình tròn trịa, phủ dày lông. Dúi trông khá giống chuột ở đôi mắt nhỏ, lồi, tròn, đen như hạt nhãn. Ðôi tai của dúi tròn nho nhỏ, bốn chân bén móng vuốt và cái đuôi giống như đuôi chuột. Dúi còn giống với thỏ ở bộ ria, mũi, mõm và giống nhất là hai cặp răng cửa trên. Hai cặp răng cửa trên của dúi to bản và khoẻ, thích hợp để đào hang và gặm thức ăn.

Những con dúi trưởng thành thường có chiều dài thân khoảng 25-35cm, chiều dài đuôi khoảng 7-12cm, đuôi dúi không có lông. Trọng lượng dúi dao động trong khoảng 0,7-3 kg/con.


 

Hồng Nhung - Hưng Thái

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.