ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:44:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Báo Cà Mau Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Theo đó, diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả. Tổng sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm là 326.170 tấn, đạt 50,03% kế hoạch, tăng 1,56% so cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay 303.264 ha, sản lượng 205.300 tấn, đạt 49,47% so kế hoạch, tăng 0,64% so cùng kỳ.

Đến nay, toàn tỉnh có 142 sản phẩm OCOP của 68 chủ thể. Ước thực hiện đến cuối năm 2024, phát triển mới và tiêu chuẩn hoá ít nhất 40 sản phẩm; trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3-4 sao.

Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế của ngành trong những tháng qua. Trong đó, tình hình bệnh trên tôm, cua vẫn còn xảy ra trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, mặc dù ngành chuyên môn tích cực hướng dẫn biện pháp xử lý nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi, nhưng vẫn chưa có giải pháp phòng trị triệt để. Một số dự án giải ngân vốn đầu tư còn thấp so với kế hoạch. Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn chậm, chưa đi vào chiều sâu, liên kết giữa các chủ thể thiếu bền vững. Việc giải quyết một số tình huống phát sinh trong hoạt động quản lý ở một số đơn vị còn chưa kịp thời. Nhiều nhiệm vụ mặc dù đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt nhưng chuyển biến còn chậm, hiệu quả chưa cao. 

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Nguyên nhân hạn chế được ngành nhìn nhận là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường, tình hình nắng nóng, hạn hán diễn ra gay gắt, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân, sạt lở đất, sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng các công trình giao thông, thuỷ lợi...

Những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác IUU, chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC.

6 tháng cuối năm, ngành tập trung quyết liệt vào các nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan và các địa phương tăng cường theo dõi, quản lý, bám sát vùng nuôi, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất. Tập trung thực hiện quyết liệt nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác IUU chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC. Tiếp tục theo dõi diễn biến giá tôm, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo người nuôi.

Đến nay, toàn tỉnh có 142 sản phẩm OCOP của 68 chủ thể.

Lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện Trần Văn Thời nêu một số khó khăn của đơn vị: tàu hết hạn đăng ký, đăng kiểm khó kêu gọi đăng ký mới; việc thống kê sản lượng còn xót sản lượng; tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia vướng Luật đấu thầu; trong năm nay sẽ phấn đấu đạt thêm 3 xã nông thôn mới, huyện đã có 8/11 xã nông thôn mới. Khó khăn lớn trong sản xuất của huyện Trần Văn Thời là do ảnh hưởng của hạn hán, đặc biệt là những vùng trũng.

Tình hình xây dựng nông thôn mới được hội nghị đánh giá chậm, các ngành, địa phương cùng bàn giải pháp tháo gỡ.

Giống như huyện Trần Văn Thời, ngành nông nghiệp huyện Ngọc Hiển cũng gặp khó trong thống kê sản lượng khai thác, do tàu khai thác ít cặp vào cảng cá, các chủ tàu cho rằng chưa đủ hạ tầng để neo đậu, địa phương cũng gặp khó trong công tác này. Việc lấn chiếm xây dựng nhà trên đất rừng, nuôi tôm công nghiệp trên đất rừng… có chiều hướng tăng  mong sở có chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng này.

Các phòng nông nghiệp các địa phương đều phản ánh cái khó chung là thiếu vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, các xã NTM rớt chuẩn theo tiêu chí mới; khó khăn trong quản lý đội tàu khai thác, thống kê sản lượng khai thác…

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nhấn mạnh: “Các chủ rừng cần phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng xây dựng nhà và nuôi tôm siêu thâm canh trái phép trên địa bàn, thực hiện đúng quy định và các cam kết quốc tế để phát huy lợi thế và tiềm năng vùng nuôi. Về công tác IUU, các phòng, đơn vị chuyên môn cần tiếp tục phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này. Phòng nông nghiệp huyện các huyện cần bám sát nhiệm vụ được giao và làm tham mưu cho lãnh đạo huyện cũng như tỉnh trong triển khai thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất sát với tình hình thực tế. Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tiếp tục hỗ trợ các huyện Trần Văn Thời, U Minh vận hành hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng tương đối yêu cầu thực tế; linh hoạt trong từng thời điểm, thoát nước khi mưa lớn, giữ nước khi khô hạn. Hỗ trợ các chủ rừng, địa phương quản lý tốt đất lâm nghiệp”.

Bên cạnh đó, ngành tiếp tục tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được tỉnh giao trong năm 2024.

Phú Hữu

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.