ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 14:35:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trợ lực cho nông dân làm kinh tế

Báo Cà Mau Gần đây, phong trào giúp đỡ hội viên, nông dân ở xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, được các cấp hội nông dân chú trọng, khai thác tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương.

Nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế đang phát huy hiệu quả, được duy trì phát triển như: tổ hùn vốn xoay vòng, quỹ hỗ trợ nông dân, nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... từng bước đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động sản xuất.

Tiêu biểu như ông Nguyễn Văn Dư, ấp Tân Ðiền A, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội Nông dân tạo điều kiện cho ông vay 30 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân. Có vốn, ông đầu tư làm chuồng nuôi dê. Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật qua các lớp tập huấn do hội, xã tổ chức mà mô hình kinh tế của ông phát triển ổn định. Hiện nay, ông duy trì đàn dê từ 50-60 con, mỗi năm cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

Nhờ nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân, ông Nguyễn Văn Dư duy trì nuôi từ 50-60 con dê, thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm.

Nhờ nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân, ông Nguyễn Văn Dư duy trì nuôi từ 50-60 con dê, thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm.

Ông Dư cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chỉ có thu nhập từ mấy công vuông, cũng nhờ có nguồn vốn vay của quỹ hỗ trợ nông dân mà kinh tế gia đình thay đổi. Hoàn trả xong vốn vay, gia đình tiếp tục duy trì phát triển mô hình”.

Không chỉ khai thác nguồn vốn cho hội viên vay, hội còn khuyến khích hội viên đăng ký thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới với nhiều nội dung phong phú, thiết thực.

Ðiển hình hội viên làm kinh tế giỏi là hộ ông Tiêu Văn Ten, ấp Hàng Còng. Ngoài bán tạp hoá, dịch vụ nấu đám tiệc, trên diện tích 2 ha, ông nuôi tôm 2 giai đoạn kết hợp nuôi cua, duy trì mô hình nuôi dê nhốt chuồng hơn 50 con. Mỗi năm dê cái sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 3-4 con, mỗi cặp dê giống giá bán từ 4-5 triệu đồng, dê thịt nuôi 6-7 tháng khoảng 25-30 kg có thể xuất bán với giá từ 120-140 ngàn đồng/kg. Thu nhập của gia đình sau khi trừ chi phí trên 100 triệu đồng/năm.

Ðể đàn dê phát triển tốt, ông Ten đặc biệt quan tâm đến khâu chăm sóc, chuồng trại xây dựng cao ráo, giữ sạch sẽ, dê được tiêm vắc xin phòng bệnh.

“Nuôi dê nhốt chuồng ít tốn công chăm sóc, đảm bảo được vệ sinh môi trường; nguồn thức ăn của dê đa dạng, dễ tìm, chủ yếu là lá cây tự nhiên như: lá chuối, lá mì, cỏ voi... bổ sung thêm cám công nghiệp để tẩm bổ cho đàn dê”, ông Ten cho biết.

Ông Mai Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tạ An Khương, cho biết: “Hội Nông dân xã có 962 hội viên, sinh hoạt ở 9 chi hội ấp. Hội sẽ tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được, tăng cường xây dựng kế hoạch, chương trình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, tích cực hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Cùng với đó, hội đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới”./.

 

Tiểu Ái

 

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.