ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 01:05:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Báo Cà Mau Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có hàng chục cơ sở thu mua và chế biến khô cá cơm, trong đó có 5 cơ sở quy mô lớn. Máy sấy, máy hấp được đầu tư hiện đại, dàn phơi rộng hàng héc-ta. Từ thị trấn Sông Ðốc, qua cầu Rạch Ruộng, giáp ranh với ấp Kinh Giữa, xã Khánh Hải là làng nghề khô cá cơm mút tầm mắt. Vào con nước chính vụ, không khí lao động nhộn nhịp, tấp nập, những mẻ cá cơm vừa hấp ra lò khói bốc nghi ngút, các dàn phơi đầy ắp cá. Mùi cá hoà quyện với gió biển lan xa hàng cây số.

Cá cơm được khai thác và chế biến quanh năm, nhưng nhiều nhất là từ tháng 7 đến tháng 2 (âm lịch) năm sau. Cao điểm, mỗi cơ sở thu mua và chế biến hàng trăm tấn, với hàng trăm lao động. Mỗi lao động thu nhập từ 150-200 ngàn đồng/ngày.

Cá cơm sau khi hấp được phơi nắng khoảng 4 giờ là đóng gói sản phẩm giao cho khách hàng. Sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, Ðài Loan và một số nước Ðông Nam Á thông qua các công ty đầu mối.

Mời bạn đọc tham quan các công đoạn chế biến khô cá cơm của Cơ sở Phước Thành, một trong những cơ sở có quy mô lớn của làng nghề khô cá cơm ở Sông Ðốc.

Cửa biển Sông Ðốc, nơi có hàng ngàn phương tiện đánh bắt, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy chế biến thuỷ sản nói chung và làng nghề khô cá cơm nói riêng.

Lượng cá cơm hàng trăm tấn mỗi ngày được chuyển từ tàu đánh bắt lên các cơ sở của làng nghề chế biến cá cơm.

Cá cơm tươi hấp 2 phút cho ra lò và chuyển lên sàn phơi.

Cá cơm qua khâu sàng, sấy lần cuối, trước khi đóng bao bì đưa đi tiêu thụ.

 

Nguyễn Bình Lam Khuê thực hiện

 

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Qua vùng tôm - lúa

Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).