ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 18:59:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Báo Cà Mau Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Đã qua, nhiều thành tựu KH-CN và đổi mới sáng tạo đã được nghiên cứu thành công và ứng dụng vào sản xuất để từng bước cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh, phát triển mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao. Hoàn thiện kỹ thuật các hình thức nuôi kết hợp, nuôi xen canh, nuôi luân canh một số đối tượng, như cua biển, sò huyết, tôm càng xanh, đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững.

Ðịnh hướng phát triển của tỉnh đối với lĩnh vực sản xuất tôm nuôi là tập trung hướng tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Ðến nay, nhiều vùng nuôi tôm của tỉnh đã được cấp các chứng nhận quốc tế, tiêu biểu như GlobalGAP, Naturland, BAP, EU và gần đây có ASC, Selva Shrimp, VietGAP... Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết, định hướng của tỉnh là phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng hiệu quả, bền vững, đa dạng hoá đối tượng và phương thức nuôi. Dù còn nhiều khó khăn, song những năm qua ngành hàng tôm, cua trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, trên tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất giống đến nuôi và chế biến xuất khẩu. Ðặc biệt, đã có những đột phá đổi mới về công nghệ, quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và cải thiện đáng kể về chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường.

Tôm nuôi theo hình thức thâm canh và siêu thâm canh ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.

Tôm nuôi theo hình thức thâm canh và siêu thâm canh ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.

Trên lĩnh vực tôm nuôi trong những năm gần đây, công nghệ nuôi tôm liên tục được đổi mới. Chỉ tính riêng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, hiện nay đã có rất nhiều công nghệ nuôi khác nhau đang được áp dụng. Cụ thể như, quy trình nuôi ít thay nước, quy trình nuôi Biofloc, quy trình nuôi theo công nghệ tuần hoàn AS, quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn, quy trình nuôi tôm giai 3 đoạn... Hay nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm hữu cơ cũng có đa dạng quy trình nuôi, từ nuôi tôm sinh thái theo mô hình tôm - rừng để cho ra sản phẩm tôm sinh thái đặc thù của vùng đất Cà Mau, đến mô hình nuôi tôm - lúa thân thiện với môi trường được áp dụng cho vùng sinh thái phía Bắc Cà Mau, bước đầu cũng đã đạt được các chứng nhận quốc tế, đủ điều kiện để xuất khẩu. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến...

Nói về hiệu quả của những công nghệ mới trong nuôi tôm, Thạc sĩ Phùng Văn Toàn, Sở NN&PTNT, minh chứng: "Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn, tuần hoàn, ít thay nước, an toàn sinh học, được triển khai tại các huyện Cái Nước, Ðầm Dơi và TP Cà Mau. Thời gian nuôi 90 ngày, tôm đạt kích cỡ 40-30 con/kg, năng suất trung bình 60 tấn/ha/vụ. Hay quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài, sau thời gian nuôi 90 ngày, tôm đạt kích cỡ 40-30 con/kg, năng suất trung bình 50 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, còn có quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tuần hoàn ít thay nước theo công nghệ Growmax; quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh CPF - Combine house của Công ty CP, sau thời gian nuôi trung bình khoảng 100 ngày, tôm đạt kích cỡ 35-30 con/kg và năng suất từ 40-50 tấn/ha/vụ.

Gần đây, thông qua sự phối hợp giữa Công ty SAEN, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau và một số hộ dân trên địa bàn tỉnh, đã cho ra công nghệ nuôi tôm RAS-IMTA. Tiến sĩ Nguyễn Nhứt, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II, cho biết, công nghệ nuôi tôm RAS- IMTA đã chứng minh, sử dụng đa loài giảm thiểu rủi ro đáng kể. Nổi trội nhất của công nghệ nuôi này là hệ số thức ăn thấp; tốc độ tăng trưởng tôm cao; tôm ít bệnh; hạn chế thay nước và đạt các chỉ số bền vững, theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, đáp ứng các tiêu chí của nuôi theo chứng chỉ ASC, BAP, VietGAP... từ đó mở rộng xuất khẩu.

Với cương vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, cũng là người trực tiếp tham gia mô hình nuôi tôm theo công nghệ RAS-IMTA, ông Mai Hữu Chinh chia sẻ, để ngành nuôi tôm tiếp tục phát triển bền vững và đạt được những chứng nhận quốc tế đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Do đó, cần tiếp tục mở các lớp đào tạo ngắn ngày cho đội ngũ công nhân trực tiếp nuôi. Trong đó, cần chỉ rõ những vấn đề kiên quyết trong quy trình phải tuân thủ. Ðồng thời, phải làm sao cho đội ngũ này nắm được kỹ thuật trong giám sát môi trường, giám sát sức khoẻ tôm nuôi, nắm được những kỹ thuật xử lý ban đầu và cả vấn đề liên quan đến vi sinh, thức ăn cho tôm. “Trại nuôi sẵn sàng bỏ chi phí để mời các chuyên gia khi mở các lớp đào tạo, để đảm bảo sự phát triển bền vững”, ông Chinh chia sẻ. 

Từ việc ứng dụng KH-CN đã giúp năng suất tôm nuôi trên địa bàn tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, nếu sản lượng tôm nuôi năm 2023 đạt 231.500 tấn, thì sang năm 2024 này ước đạt 252 ngàn tấn. Và nếu so với sản lượng khoảng 210.500 tấn của năm 2020 thì một điều dễ thấy là, sản lượng tôm nuôi có sự phát triển khá cao. Thành quả ấy xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng có thể nói, chính những thay đổi về cơ cấu sản xuất, sự ứng dụng công nghệ trong sản xuất đã giúp tăng năng suất và sản lượng tôm nuôi một cách rõ nét, góp phần để ngành tôm Cà Mau nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Không chỉ vậy, hiện nay toàn tỉnh có 22.594 ha nuôi tôm sinh thái, hữu cơ đạt các chứng nhận quốc tế, như Naturland, Bio - Suisse, EU Organic, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp, Canada Organic, ASC, BAP, Sea doatch.

Tôm, cua sinh thái dưới tán rừng là thế mạnh của tỉnh, thời gian qua đã triển khai nhiều quy trình sản xuất mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng.

Tôm, cua sinh thái dưới tán rừng là thế mạnh của tỉnh, thời gian qua đã triển khai nhiều quy trình sản xuất mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng.

Trên cây lúa, nhiều tiến bộ KH-CN và đổi mới sáng tạo cũng được ứng dụng, theo hướng tập trung phát triển sản xuất lúa theo mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm lúa an toàn và lúa hữu cơ. Và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay cũng tập trung theo hướng bền vững, an toàn sinh học, liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Với việc đẩy nhanh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, từ chuối xiêm năng suất thấp, nông dân huyện U Minh mạnh dạn chuyển sang trồng chuối xiêm cấy mô nên năng suất, chất lượng, giá trị tăng đáng kể, trở thành mặt hàng chủ lực của huyện.

Với việc đẩy nhanh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, từ chuối xiêm năng suất thấp, nông dân huyện U Minh mạnh dạn chuyển sang trồng chuối xiêm cấy mô nên năng suất, chất lượng, giá trị tăng đáng kể, trở thành mặt hàng chủ lực của huyện.

Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường làm cho tình hình sản xuất của người dân ngày càng gặp khó khăn hơn. Vì thế, các nhà khoa học, doanh nghiệp cùng người dân đã và đang từng bước ứng dụng KH-CN và đổi mới sáng tạo vào sản xuất, chế biến và kinh doanh, làm cho các mô hình ngày một đa dạng hơn, phù hợp với điều kiện vùng miền, từ đó tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao giá trị kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của tỉnh./.

 

Song Nguyễn

 

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Qua vùng tôm - lúa

Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).