ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 09:30:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý và phát triển thương mại điện tử

Báo Cà Mau Thương mại điện tử (TMÐT) trở thành xu hướng kinh doanh hiện nay. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển TMÐT là việc làm cần thiết.

Thời gian qua, Sở Công thương đã đẩy mạnh việc chuyển đổi số (CÐS) với nhiều hoạt động mới mẻ. Trong đó, chú trọng vào công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng TMÐT cho doanh nghiệp, tổ công nghệ số cộng đồng, lực lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, năm 2024, Sở đã tổ chức 3 hội nghị tập huấn về kỹ năng TMÐT, có 330 lượt đại biểu tham dự. Sở đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMÐT, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị, hội thảo, tin, bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở, Chuyên đề Công thương...

Hằng năm, Sở tổ chức từ 2-3 lớp tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức TMÐT dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất kinh doanh, phụ nữ, thanh niên trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, triển khai đến các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh các hội nghị, hội thảo, tập huấn về TMÐT do Cục TMÐT và Kinh tế số Bộ Công thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Sở Công thương các tỉnh, thành phố tổ chức theo hình thức trực tiếp, trực tuyến, với hàng trăm lượt doanh nghiệp, đơn vị đăng ký tham dự.

Bán hàng trên các sàn TMÐT đang là xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn và yêu thích. (Trong ảnh: Sở Công thương tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức TMÐT cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, vào tháng 8/2024).

Bán hàng trên các sàn TMÐT đang là xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn và yêu thích. (Trong ảnh: Sở Công thương tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức TMÐT cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, vào tháng 8/2024).

Song song đó, Sở cũng hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, chủ thể OCOP xây dựng 36 website (từ năm 2020 đến nay); hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn TMÐT của tỉnh (madeincamau.vn), hướng dẫn kỹ năng giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm lên các sàn TMÐT lớn như: Shopee, Tiktok Shop, Lazada... Ngoài ra, Sở còn phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Công thương triển khai các sự kiện thúc đẩy phát triển hoạt động TMÐT (ngày mua sắm trực tuyến Online friday, tháng khuyến mại tập trung quốc gia) và các sự kiện khác theo đề nghị của Bộ Công thương nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh thông qua kênh TMÐT giới thiệu, quảng bá, bán hàng đến khách hàng trong và ngoài nước.

Nổi bật nhất, Sở đã hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia các sàn TMÐT, đến nay đã thu hút được 88 tài khoản người bán với 594 sản phẩm là các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia trưng bày trên sàn TMÐT tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng địa bàn tỉnh cũng đã có mặt trên các sàn TMÐT lớn: Shopee, Lazada, TikTok, Tiki, Sendo...

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện tại, các chủ thể hoạt động trên sàn TMÐT ngày càng phát triển quy mô và hiện đại. Nhiều sàn mua bán giao dịch phổ biến đang được người dân lẫn người bán ưa chuộng là: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Amazon, TikTok, Facebook, Zalo... Sau thời gian triển khai và làm quen, các nền tảng TMÐT đã giúp doanh thu và số lượng sản phẩm bán ra tăng gấp nhiều lần so với trước đây vì tính tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

 Các đơn hàng được doanh nghiệp, hợp tác xã tại Cà Mau ghi rõ thông tin, thành phần sản phẩm...

Chị Trần Thị Xa, HTX Ba khía Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Mỗi buổi livestream trên nền tảng TikTok hay Facebook, tôi chốt được từ vài trăm đến cả ngàn đơn hàng. Mỗi ngày con số này đều bình ổn và có khi gia tăng trong những dịp đặc biệt. Ðồng thời, việc buôn bán hàng trên các nền tảng TMÐT cũng giúp chúng tôi tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng ở khắp mọi nơi trên cả nước. Ðây là điều tiện lợi và giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần bán hàng”.

Chị Mai Thị Thuỳ Trang, HTX Tài Thịnh Phát, huyện Năm Căn, chia sẻ: “Bán hàng trên mạng đang là xu thế. Người bán lẫn người mua đều có được điều mình mong muốn. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thách thức riêng, đó là phải học hỏi và tiếp thu mỗi ngày để các phiên livestream hấp dẫn hơn; đóng gói sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải đẹp và chất lượng hơn... Không có gì giữ chân khách lâu bằng chất lượng sản phẩm được nâng cấp mỗi ngày. Song song đó, tốc độ phát triển của TMÐT cũng sẽ gắn liền với những rủi ro như hàng giả, hàng kém chất lượng... đang xuất hiện rất nhiều trên các trang TMÐT. Chúng tôi phải cạnh tranh và xác định thương hiệu sản phẩm để không bị đánh đồng và không bị đạo nhái, giả mạo khiến mất uy tín với khách hàng”.

Ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, cho biết: “Tỷ trọng TMÐT trong tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 9%. Chỉ số TMÐT tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023 (năm 2024 đạt 16 điểm, năm 2023 13,4 điểm)”.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Thiện cũng nhìn nhận: “Một số khó khăn gặp phải trong quản lý, phát triển TMÐT hiện nay: hoạt động kinh doanh mua bán trên môi trường mạng còn mới, văn bản hướng dẫn, quy định quản lý lĩnh vực này chưa đầy đủ, đồng bộ. Doanh nghiệp ít quan tâm đến CÐS và TMÐT, nguồn lực đầu tư cho hoạt động CÐS, phát triển TMÐT còn ít (xây dựng website, xây dựng dữ liệu số về thương mại, thuê nhân sự TMÐT chuyên trách quản lý và chăm sóc website, gian hàng trên các kênh TMÐT...); tâm lý người dùng còn e ngại việc bị rò rỉ, lộ, lọt thông tin cá nhân... khi mua hàng và thanh toán trực tuyến. Số lượng gian hàng trên sàn giao dịch TMÐT tỉnh còn ít, sản phẩm chưa phong phú, hình ảnh, thông tin sản phẩm chưa thu hút”.

Các doanh nghiệp phải tự nâng cao đạo đức và kĩ năng bán hàng trên không gian mạng.

Ngoài siết chặt công tác quản lý, trách nhiệm của doanh nghiệp - bên cung cấp dịch vụ, sản phẩm và trách nhiệm bên quản trị sàn TMÐT rất quan trọng. Hiện nay, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định số 55/2024/NÐ-CP, ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định, đã có nhiều sửa đổi bổ sung để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMÐT và trên không gian mạng.  Sắp tới, Sở Công thương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 251/KH-UBND, ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh về phát triển TMÐT và CÐS trong hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Cà Mau năm 2024 và Kế hoạch số 190/KH-UBND, ngày 4/9/2024, của Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển TMÐT và CÐS trong hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Cà Mau năm 2025. Trong đó, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, lòng tin cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong TMÐT, CÐS trong hoạt động xúc tiến thương mại. Ứng dụng TMÐT, các nền tảng kết nối giao thương trên môi trường số hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực tìm kiếm thông tin, mở rộng tiêu thụ hàng hoá nội địa. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, quản lý hoạt động TMÐT trên địa bàn tỉnh theo quy định./.

 

Lam Khánh

 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024

Ngày 25/10/2024, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất thực phẩm” tại Cơ sở Sản xuất, mua bán chuối và dịch vụ quảng cáo Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Agribank kết nối ngân hàng với doanh nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo sự chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chiều 25/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình kết nối với 11 doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần có kế hoạch cụ thể để "chạy nước rút"

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Dù đã triển khai nhiều giải pháp, thậm chí UBND tỉnh đã có văn bản phê bình, song tiến độ giải ngân đến hết quý III vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.