ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-10-24 08:33:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm xoá tàu “3 không”

Báo Cà Mau Mặc dù ngành chức năng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng tình hình các tàu cá “3 không” lén lút thực hiện hoạt động khai thác trên biển vẫn còn diễn ra. Để góp phần gỡ thẻ vàng, tạo kết quả tích cực trước chuyến thanh tra của EC sẽ đến Việt Nam lần thứ 5 dự kiến trong tháng 10 này, nhiều địa phương trong tỉnh quyết tâm xoá các phương tiện này trên vùng biển quản lý.

Loại hình khai thác thuỷ hải sản ven bờ khá phổ biến trên vùng biển Cà Mau, các phương tiện cỡ nhỏ, thường chỉ có 1 hoặc 2 người tham gia đánh bắt. Các phương tiện này được người dân địa phương gọi là những tàu cá “3 không” vì không có đăng ký, không đăng kiểm, không được cấp phép hoạt động. Đa phần các phương tiện được cải hoán từ vỏ composite (thuỷ nội địa), theo các cửa sông thông ra biển để khai thác trái phép.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ban đầu nghề này được xem là nghề “tay trái”, vì sau khi xong vụ lúa, vụ tôm thì một số người dân xuống các phương tiện như vỏ composite, ra các cửa biển khai thác gần bờ để kiếm thêm thu nhập. Lâu dần hình thành thói quen và nhân rộng cho nhiều hộ dân lân cận.

Một phương tiện được cải hoán từ vỏ composite để vươn khơi khai thác, tại địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh. (ảnh chụp ngày 27/9/2024)

Ghi nhận trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, hiện có gần 300 phương tiện được cho là phương tiện “3 không” do người dân tự phát.

Ông Châu Minh Đảm, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, chia sẻ: “Những phương tiện này, chủ yếu nam giới đi làm, thường ra biển tầm 17h hôm nay và vào bờ tầm 6h sáng hôm sau. Sau một đêm đánh bắt trên biển thì những ngư dân này ngủ lấy sức để chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo. Mỗi phương tiện có thu nhập từ 500 ngàn đồng đến hàng triệu đồng mỗi đêm, từ đó cải thiện được cuộc sống rất nhiều”.

Tuy nhiên, vấn đề này về lâu về dài vô tình đã tạo thành thói quen cho người dân tại các cửa biển. Ban đầu chỉ là nghề “tay trái” nhưng lâu dần nhiều hộ xem đây là nghề “hái ra tiền” và dựa vào khai thác ven bờ để kiếm sống. Và theo đó, câu chuyện chuyển đổi nghề được đặt ra hằng chục năm nay nhưng người dân thì chưa mấy mặn mà. 

Qua trao đổi, nhiều lãnh đạo ở các địa phương có góc nhìn rằng đây là nghề “cha truyền con nối”, bao đời dựa vào nghề khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, thực tế có những hộ rất có điều kiện sống tốt trong đất liền như có vuông nuôi tôm, đất làm ruộng, có nghề để làm… nhưng vẫn sắm thêm phương tiện ra biển khai thác vì nghĩ người khác làm được thì mình cũng làm được; có những hộ không ngại cải hoán, đầu tư phương tiện lớn hơn, công suất lớn hơn và trụ lại nhiều ngày hơn để khai thác. Như thế thì đâu phải là hộ khó khăn, không thể chuyển đổi nghề được!

Song, vẫn có những hộ thực tế đời sống rất khó khăn, thu nhập duy nhất chỉ dựa vào chiếc vỏ máy, mà phương tiện đó chỉ khai thác được ở vùng thuỷ nội địa.

Ông Đảm bộc bạch: “Những hộ mà phương tiện nhỏ quá, đi khai thác có đêm lỗ luôn tiền xăng thì tiền đâu cải hoán, nâng cấp phương tiện đánh bắt xa bờ. Cấm không cho ra khơi khai thác thì tội cho bà con, nhưng cho ra thì không chỉ vi phạm mà còn ảnh hưởng đến tính mạng bà con khi thời tiết mưa bão thất thường như thế này”.

Đây là các phương tiện đã được nâng cấp lên lớn hơn, đúng theo quy định, được ra khơi đánh bắt. (ảnh chụp tại cửa biển Khánh Hội, ngày 27/9/2024) 

Nhìn từ thực tế, lâu nay nhiều địa phương vì thấy đời sống của bà con làm nghề còn khó khăn mà chưa mạnh tay xử lý đối với loại hình khai thác này, với suy nghĩ là tạo điều kiện cho bà con có thu nhập. Nhưng điều này về lâu, về dài vô tình đã tạo thành thói quen xấu cho họ trông chờ và ỷ lại. Đời sống khá lên đâu chưa thấy, nhưng trước mắt, với hình thức khai thác thuỷ sản mang tính chất tận diệt của bộ phận không nhỏ người dân đã làm cạn kiện nguồn lợi thuỷ sản, gây thiệt hại vô cùng lớn.

“Thực hiện ý kiến chỉ đạo, địa phương đang phối hợp với đơn vị Đồn Biên phòng, tuyệt đối không cho các phương tiện này ra cửa biển để khai thác. Mặt khác, tăng cường tuần tra, kiểm soát trên vùng biển quản lý, không cho các phương tiện này hoạt động. Ban đầu chủ các phương tiện này phản ứng kịch liệt lắm, nhưng đã có quy định của luật rồi thì phải thực hiện. Hiện xã đang triển khai họp dân, rà soát lấy ý kiến để có hướng hỗ trợ cho người dân trong thời gian tới”, ông Đảm chia sẻ.

Ngăn chặn, kiểm tra, kiểm soát, không cho ra khơi khai thác thì chỉ là giải pháp tạm thời. Vấn đề cốt lõi hiện nay là tìm ra những giải pháp căn cơ để những hộ dân này có việc làm, thu nhập ổn định. Có như thế thì tình trạng khai thác thuỷ sản bất hợp pháp mới không tái diễn. Điều này không chỉ tạo được hình ảnh đẹp với Đoàn thanh tra của EC khi đến Việt Nam, mà còn tạo được thói quen cho người dân là vừa khai thác vừa bảo tồn nguồn lợi và hệ sinh thái biển./.

 

Kim Cương

 

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.