ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-10-24 18:18:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Báo Cà Mau Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Theo nông dân, năm nay mưa nhiều, bà con rất thuận lợi trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngay từ đầu vụ, các ngành chuyên môn và chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền đến từng hộ gia đình về lợi ích của việc sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Từ đó, bà con đã có bước chuẩn bị rất sớm, chủ động đăng ký với chính quyền địa phương và bám sát lịch thời vụ sản xuất, đồng loạt xuống giống nên giảm thiểu thiệt hại do thời tiết gây ra.

Anh Trần Văn Tính, ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, đang tích cực chăm sóc vụ lúa - tôm.

Vụ mùa năm nay, ông Trần Huy Hoàng, ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, xuống giống gần 3 ha lúa trên đất nuôi tôm; hiện lúa đã hơn 10 ngày tuổi, đang phát triển tốt. Ông Hoàng phấn khởi: "Năm nay mưa nhiều nên việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm rất thuận lợi, nông dân ở đây rất mừng. So với năm trước, năm nay số hộ xuống giống thành công đạt tỷ lệ cao hơn, do bà con đã nắm bắt được kỹ thuật canh tác, diện tích sản xuất cũng tăng hơn mấy năm trước".

Cùng ấp, ng Võ Văn Nhờ thông tin: "Năm nay tôi thực hiện khâu rửa mặn, xổ phèn đảm bảo nên sau khi xuống giống, lúa phát triển tốt. Nếu thời tiết mưa kéo dài sẽ rất thuận lợi cho vụ lúa trên đất nuôi tôm".

Ông Võ Văn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã Lợi An, cho biết: "Ngay từ đầu vụ, UBND xã phân công các thành viên phụ trách địa bàn, xuống vận động bà con nông dân các ấp thực hiện việc xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm. Theo đó, phối hợp với các ngành liên quan cấp trên hướng dẫn bà con về quy trình, kỹ thuật cải tạo đất và bám sát lịch thời vụ xuống giống, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Ðến thời điểm này, nông dân trên địa bàn xã đã xuống giống được gần 1.390 ha, đạt hơn 100% so với kế hoạch đề ra; qua tìm hiểu của các ấp, chưa có hộ nào bị thiệt hại. Bà con rất phấn khởi, kỳ vọng vào vụ mùa năm nay".

Liên tiếp nhiều năm qua, nông dân xã Khánh Bình sản xuất rất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm, năng suất đạt khá cao. Riêng vụ mùa năm nay, toàn xã xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt hơn 122% so với kế hoạch, cao nhất so với các xã khác. Hiện tại, nông dân trên địa bàn xã đã xuống giống dứt điểm vụ lúa - tôm, trà lúa phát triển tốt.

Trà lúa trên đất nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Bằng, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình được gần 15 ngày tuổi, đang phát triển tốt.

Trà lúa trên đất nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Bằng, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình được gần 15 ngày tuổi, đang phát triển tốt.

Ông Phạm Việt Miền, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, vui mừng cho biết: "Muốn sản xuất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm thì bà con phải mạnh dạn cắt vụ nuôi tôm để cải tạo đất. Phải xổ nước cho mặt ruộng thật khô, đến khi đất nứt nẻ mới đưa máy cày nhỏ vào bừa và tiếp tục rửa mặn, xổ phèn, đến khi nào nước trong vuông ngọt, đảm bảo đủ điều kiện mới tiến hành xuống giống thì sẽ thành công. Hiện tại, tôi và bà con ở đây đã xuống giống được khoảng nửa tháng, lúa lên khá đều, ít tốn công tỉa giặm".

Do được sự quan tâm của các ngành, các cấp, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi vùng chuyển đổi sản xuất ngày càng hoàn thiện, nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả, nên những năm gần đây diện tích sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm ở huyện Trần Văn Thời không ngừng tăng lên.

Tại xã Lợi An , ông Võ Văn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã , cho biết: "Xã sẽ phân công bộ phận khuyến nông cơ sở kết hợp với các ấp theo dõi sát tình hình chăm sóc, bảo vệ vụ lúa - tôm của người dân, nhằm hướng dẫn bà con chăm sóc một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, kết hợp với các ngành liên quan cấp trên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các đợt triều cường để chủ động khép kín các cống thuỷ lợi, bảo vệ sản xuất của người dân".

Theo dự báo của ngành chuyên môn, mùa mưa năm nay có thể kéo dài hơn mọi năm nên thời tiết sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất vụ lúa – tôm./.

 

Anh Quốc

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.