ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-1-25 05:01:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

200 ngày tự do, yên bình

Báo Cà Mau Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chấm dứt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của Nhân dân ta. Ðây là một thắng lợi to lớn của Nhân dân ta trên con đường giải phóng dân tộc, là cơ sở pháp lý quốc tế để ta tiếp tục đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong cả nước.

Ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước, khẳng định công lao to lớn của Nhân dân miền Nam “đi trước về sau”, Người nói rõ: “Ðồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Ðảng, Chính phủ luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc rằng sẽ thắng lợi”.

Ðoàn Cải lương Hương Tràm phục vụ văn nghệ hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời.

Các tỉnh thuộc miền Tây có 15 ngày để chuyển quân tập kết về Cà Mau. Ta và đối phương thống nhất, trên con đường chuyển quân, đối phương phải rút hết lực lượng và đồn bót. Theo đó, lực lượng của các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng... từ vùng giải phóng xuống Cà Mau. Tại Cà Mau, khu tập kết 200 ngày bao gồm bán đảo Cà Mau, bắt đầu từ Vịnh Thái Lan vào bờ Nam sông Cái Lớn đến ngã ba sông Nước Trong, qua kênh xáng Ngan Dừa, xuống ngã tư Vĩnh Phú đến Vĩnh Hưng, ra biển Ðông. Khu này phần lớn là vùng giải phóng (trừ thị trấn Cà Mau, Giá Rai, Tắc Vân và các thị tứ Hộ Phòng, Hoà Bình). Ngày 25/8/1954, ta lập Uỷ ban Quân chính tiếp quản khu tập kết, kinh xáng Chắc Băng trở thành trung tâm khu tập kết.

Trung ương Cục chủ trương xây dựng khu tập kết Cà Mau thành hình mẫu chính quyền cách mạng, một chính quyền của dân, do dân và vì dân, để đồng bào cảm nhận sâu sắc, so sánh với chế độ quốc gia giả hiệu, tay sai của Pháp - Mỹ, tạo tiền đề cho các tầng lớp Nhân dân đấu tranh giữ lấy những quyền lợi mà cách mạng đã đem lại cho họ.

Ta xây dựng hàng trăm căn nhà mới cho những gia đình sống lang thang, không nơi nương tựa; sửa trường cũ, cất thêm trường mới. Toàn khu tập kết có 875 trường, có cả trường cho con em đồng bào Khmer. Cán bộ, bộ đội tích cực làm công tác chống dốt. Trong thời gian 200 ngày, ta đã mở 200 lớp học bình dân, xoá 75% số người chưa biết chữ. Ta lập thêm 24 trạm y tế, nhà bảo sanh, điều trị trên 10 ngàn lượt người bệnh trong khu vực và các nơi khác đến.

Phong trào vệ sinh làm sạch đường phố, hốt rác, nạo vét cống rãnh, đào mương thoát nước ở các khu xóm lao động được quần chúng tham gia đông đảo. Ðèn điện được mắc thêm ở các xóm lao động, các ngõ hẻm. Ta đã làm nhiều sân vận động mới, tuyên truyền phong trào thể dục thể thao, tổ chức luyện tập, bóng đá sôi nổi giữa các đơn vị bộ đội và thanh niên địa phương. Ðặc biệt, những buổi trình diễn của các đoàn văn công, các đội ca múa thiếu nhi, những cuộc triển lãm, chiếu phim cả ngày lẫn đêm ở nhiều địa điểm, đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tạo không khí sôi động.

Vùng Cà Mau trong thời gian tập kết chuyển quân nhộn nhịp như ngày hội. Thân nhân của cán bộ, chiến sĩ đi tập kết, đồng bào các giới khắp Nam Bộ tới lui thăm nom người thân rất đông đảo, không khí thật vui vẻ. Trật tự an ninh vùng tập kết được đảm bảo, ban đêm không có giới nghiêm, nhà không đóng cửa, đồ đạc không sợ bị trộm cắp. Ðời sống mới ở vùng giải phóng tràn vào các thị trấn, thị tứ do ta quản lý, bến xe, bến tàu ngày đêm tấp nập hành khách. Ðường Bạc Liêu - Cà Mau trước đây mỗi tuần có 2 chuyến xe đò thì thời điểm tập kết lên đến 16 chiếc chạy suốt ngày đêm; xe chở hàng từ 4 chiếc lên 14 chiếc. Tàu, ghe máy từ 100 chiếc lên hàng ngàn chiếc. Tiệm, quán mở thêm nhiều, hàng hoá dồi dào, mua bán náo nhiệt.

Ðồng bào ghi nhận tinh thần phục vụ và thái độ đối xử của cán bộ cách mạng vui vẻ, nhã nhặn, khác hẳn với chính quyền bù nhìn và lính đánh thuê. Nhân dân khen văn nghệ cách mạng có nội dung lành mạnh, đề cao hoà bình, tinh thần dân tộc, độc lập tự chủ của Việt Nam, khác hẳn văn nghệ của vùng bị địch tạm chiếm. Ðồng bào rất thích tiêm Philatốp, coi là “thần dược” trị được nhiều bệnh mà vùng bị địch tạm chiếm không có. Ðồng bào cũng nhận thấy, từ khi cách mạng tiếp quản, bao nhiêu tệ nạn rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện, trộm cắp... ở các thị trấn, thị tứ do địch tạm chiếm hầu như mất hẳn. Ðồng bào khen: “Việt minh hay thật!”.

Những điều hay của chế độ mới, những việc làm của chính quyền dân chủ Nhân dân in đậm dấu ấn trong ký ức của người dân Cà Mau và người dân ở khắp Nam Bộ đến đây để tiễn đưa người thân đi tập kết, họ được trực tiếp tai nghe, mắt thấy. Thời gian 200 ngày tập kết chuyển quân, đồng bào Cà Mau đã sống những ngày thật tự do, hạnh phúc!

(Nguồn: “Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến, 1945-1975”)

 

Chí Công

 

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.