ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 21:20:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc tại huyện Thới Bình - Tiếp lửa truyền thống

Báo Cà Mau Xác định hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) có ý nghĩa và tầm vóc hết sức to lớn, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thới Bình phấn khởi, vinh dự và tự hào là 1 trong 2 điểm diễn ra sự kiện này của tỉnh Cà Mau. Với quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể cấp huyện, các xã, thị trấn chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các hoạt động theo kế hoạch của sự kiện.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện, bày tỏ: “Sự kiện tái hiện 200 ngày tập kết diễn ra trên địa bàn huyện là điều rất đỗi tự hào, tái hiện lại truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết. Ðây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh, quê hương Thới Bình anh hùng, giàu truyền thống cách mạng, người dân Thới Bình hiền hoà, mến khách, là điểm đến an toàn, tin cậy cho bạn bè trong và ngoài tỉnh”.

Ðối với huyện Thới Bình, các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954 sẽ được diễn ra cao điểm từ ngày 11-17/11 (có những hoạt động đã được chỉ đạo triển khai thực hiện từ tháng 8). Các hoạt động này chủ yếu diễn ra trên địa bàn 2 xã, Trí Lực và Trí Phải (dọc kênh xáng Chắc Băng).

Ông Vững cho biết, các hoạt động tập trung tái hiện không khí những ngày chuẩn bị lên tàu tập kết ra Bắc được thể hiện bằng nhiều hình thức cụ thể, đa dạng, phong phú. Trong đó, đối với hoạt động phát triển kinh tế, giúp dân tăng gia sản xuất và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, địa phương đã phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai 3 hoạt động chính: xây dựng mô hình nuôi tôm, cua, cá, trồng cây ăn trái, hoa màu và nuôi gia súc, gia cầm, chọn điểm trình diễn, huy động các nguồn lực; xây mới, sửa chữa cầu, lộ, kè chống sạt lở các công trình công cộng. Ðồng thời, tổ chức các hoạt động giúp dân phát triển sản xuất, thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo, giúp người dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản..., góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.

Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Thới Bình được duy tu, sửa chữa để phục vụ sự kiện.

Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Thới Bình được duy tu, sửa chữa để phục vụ sự kiện.

Bên cạnh đó, sẽ triển khai thực hiện 5 hoạt động về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Trong đó, tổ chức trồng và vận động các hộ dân trồng cây vú sữa vườn nhà trên toàn tuyến đoạn từ cầu Ranh Hạt đến cầu Kênh 7; thực hiện công trình bờ kè cây xanh chống sạt lở tuyến kênh xáng Chắc Băng; tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - an ninh”; công trình thắp sáng đường quê. Ðồng thời, xây dựng 2 công trình: cổng rào an ninh và lắp camera giám sát an ninh; xây dựng đường cờ Tổ quốc chiều dài 7 km. Ðặc biệt, xây dựng mô hình “Chợ sạch nông thôn” tại chợ xã Trí Phải, nhằm tuyên truyền tiểu thương sắp xếp chỗ nơi mua bán, phân loại rác thải, đổ rác khu vực chợ đúng quy định, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Các tuyến đường trên địa bàn xã Trí Phải được nâng cấp, đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi, chỉn chu.

Các tuyến đường trên địa bàn xã Trí Phải được nâng cấp, đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi, chỉn chu.

Ngoài ra, tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, giáo dục và tái hiện tình quân dân bằng các hoạt động giao lưu thể thao, văn nghệ, đờn ca tài tử, ngày hội văn hoá đọc cho học sinh và người dân. Ðặc biệt, tổ chức các hoạt động làm bánh dân gian như: giã cốm dẹp, gói bánh tét, bánh dừa... giữa người dân địa phương và lực lượng tham gia hoạt động, nhằm tái hiện tình đoàn kết gắn bó giữa quân và dân ta trong 200 ngày chuẩn bị tập kết ra Bắc năm 1954.

Hơn hết, để tri ân sự đóng góp của gia đình có công cách mạng, các sở, ngành cùng địa phương còn tổ chức hoạt động đến thăm hỏi, tặng quà, xây mới, sửa chữa nhà cho các hộ gia đình chính sách, hộ hoàn cảnh khó khăn, gia đình có nhiều đóng góp trong sự kiện tập kết ra Bắc; trao tặng học bổng, quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn là con, cháu các gia đình có nhiều đóng góp trong sự kiện tập kết ra Bắc. Tổ chức lễ kết nạp đảng viên, đoàn viên, hội viên tại nơi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Sửa chữa, nâng cấp Bia kỷ niệm Cây vú sữa miền Nam, với quy mô đầu tư gồm xây dựng mới bia và các phần công trình hạ tầng kỹ thuật, tổng mức đầu tư trên 3,6 tỷ đồng.

Ðể chuẩn bị cho lễ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, huyện Thới Bình đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp Bia kỷ niệm Cây vú sữa miền Nam, mộ má Sảnh và các phần công trình hạ tầng kỹ thuật, với tổng mức đầu tư trên 3,6 tỷ đồng.

Một trong những hoạt động là điểm nhấn của sự kiện này chính là huyện sẽ phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Hội trại truyền thống với chủ đề “Tuổi trẻ Cà Mau tiếp lửa truyền thống - 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc” trong 2 ngày (16 và 17/11) tại Trung tâm Văn hoá, học tập cộng đồng xã Trí Phải.

“Với những hoạt động này sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống, tái hiện sự kiện lịch sử cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa, giá trị lịch sử của Sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954. Từ đó, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, tiếp nối truyền thống cha ông trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, ông Lý Minh Vững nhấn mạnh.

Ông Lý Minh Vững cho biết thêm, để góp phần tổ chức thành công các hoạt động của sự kiện, thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo các phòng, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phù hợp về ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của sự kiện; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Tổ chức và phòng, ban, ngành chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan. Ðặc biệt, Huyện đoàn Thới Bình phối hợp chặt chẽ với Tỉnh đoàn Cà Mau đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, phần việc cụ thể nằm trong chuỗi sự kiện tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc./.

 

 

Hồng Nhung

 

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.