ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 12:38:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảm bảo chế độ bảo hiểm cho người chết

Báo Cà Mau (CMO) Trợ cấp tiền tuất, hay mai táng phí cho người đã chết, có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chế độ mà người tham gia BHXH sau khi mất đi sẽ do thân nhân thanh toán được. Thời gian qua, BHXH tỉnh luôn thực hiện đảm bảo phần trợ cấp này, tuy nhiên, số người thực lãnh vẫn còn là con số khá khiêm tốn.

Trưởng phòng Chế độ, BHXH tỉnh Cà Mau Nguyễn Đức Sâm cho biết: “Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hay mai táng phí chưa nhiều, do người tham gia BHXH hiện nay còn rất thấp so với các tỉnh trong khu vực”.

Được biết, đối tượng được hưởng chế độ tuất, mai táng phí là đối tượng đang tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện và đối tượng hưởng trợ cấp BHXH thường xuyên như hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động... Khi mất, những đối tượng này được trợ cấp tiền tuất và mai táng phí. Theo đó, có 2 chế độ cho những đối tượng này, đó là hưởng 1 lần hoặc hưởng trợ cấp thường xuyên.

Theo quy định, đối với những người tham gia BHXH (bắt buộc lẫn tự nguyện) có thời gian đóng BHXH 15 năm trở lên, khi chết, nếu có thân nhân phụ thuộc, như cha, mẹ (bên vợ, chồng), con chưa tới tuổi lao động thì được hưởng trợ cấp tiền tuất. Theo đó, trợ cấp 1 tháng bằng 50% của mức lương cơ sở hiện tại. Và định suất hưởng không quá 4 người, tức là 4 người phụ thuộc đã nuôi người lao động mất trước đó.

Còn đối với chế độ trợ cấp 1 lần đối với những người có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm hoặc trên 15 năm nhưng có nhu cầu hưởng 1 lần, không hưởng thường xuyên vẫn được hưởng trợ cấp 1 lần (chỉ trừ trường hợp có con dưới 6 tuổi phải để lại hưởng trợ cấp thường xuyên, không được hưởng 1 lần).

Theo đó, chế độ trợ cấp 1 lần cũng giống như chế độ BHXH 1 lần, thời gian đóng BHXH trước năm 2014 thì mỗi năm được 1,5 tháng lương. Từ năm 2014 trở về sau này, mỗi năm được trở cấp 2 tháng lương. Đối với tiền mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở, tức là hiện tại được hưởng là 14.900.000 đồng.

Nhân viên BHXH tỉnh tiếp nhận và giải quyết chế độ cho người dân khi tham gia BHXH.

Ông Sâm cho biết, thủ tục hưởng trợ cấp tuất khá đơn giản, chỉ cần có giấy chứng tử của người chết hoặc người đang hưởng chế độ BHXH chết, đi kèm tờ khai thân nhân.

Tuy nhiên, đã qua tại các địa phương thì thủ tục để hưởng trợ cấp sau khi mất khá rườm rà. Anh Ngoan, Ấp 7, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, cho biết: "Ông ngoại tôi là hội viên Hội Cựu chiến binh xã. Sau khi ông mất, tôi đến UBND xã làm thủ tục mai táng phí thì UBND xã đòi hỏi phải có thẻ hội viên Hội Cựu chiến binh, giấy báo tử. Tuy nhiên, bắt buộc tôi phải có giấy uỷ quyền và phải được tất cả cậu, dì ký tên đồng ý. Ông ngoại tôi tuy quê ở xã Thới Bình, huyện Thới Bình nhưng các cậu, dì hiện tại cư trú tại huyện U Minh nên buộc lòng phải đi về U Minh để ký nên mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đi lại".

Điều này được Chủ tịch UBND xã Thới Bình Lê Trung Kiên xác nhận. Ông Kiên cho hay, thủ tục này là bắt buộc, phải có giấy uỷ quyền để tránh kiện cáo về tài sản và cũng để tránh phiền phức sau này. Có những trường hợp ở xa, thì người thân ở xa đó phải ra xã, phường đang tạm trú làm văn bản xác nhận uỷ quyền lại cho người nào đó trong gia đình, rồi gửi giấy về kèm vô hồ sơ. 

Đánh giá việc hưởng trợ cấp tuất, hay mai táng phí, ông Sâm cho biết, số lượng người dân hưởng trợ cấp vấn đề này rất ít. Nguyên nhân, do đối tượng tham gia BHXH chưa nhiều. Hiện nay, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện so với tỷ lệ dân trong tỉnh rất ít, chỉ mới gần 67.000 người.

Trên thực tế, theo ghi nhận báo cáo từ BHXH tỉnh, từ năm 2019-2020 đối tượng hưởng trợ cấp tuất không tăng nhiều, các chế độ, thủ tục vẫn đảm bảo. Đối với hồ sơ tuất 1 lần thời gian giải quyết trong 7 ngày, chế độ hưởng tuất thường xuyên trong 10 ngày.Theo BHXH tỉnh, năm 2019, đơn vị chi hỗ trợ tuất 13,2 tỷ đồng, mai táng phí gần 2,7 tỷ đồng. Riêng trong năm 2020, tính đến thời điểm hiện tại hỗ trợ tuất gần 16 tỷ đồng, mai táng phí 2,5 tỷ đồng.

Ông Sâm cho biết thêm: “Hồ sơ thủ tục để được lãnh hỗ trợ mai táng phí hay trợ cấp tuất theo quy định bắt buộc phải có giấy uỷ quyền, để tránh thưa kiện. Đó là quy định, không thể làm khác được. Còn về các chế độ rất đảm bảo, nếu người dân tham gia BHXH sẽ góp phần vừa đảm bảo tính an sinh xã hội, vừa nâng cao ý thức người dân trong việc bảo đảm cuộc sống lâu dài, chứ thực tế số dân tham gia BHXH rất ít”./.

Hồng Nhung

Liên kết hữu ích

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.